Tin mới

Hà Tĩnh: Phong trào xây dựng nông thôn mới ở các khu dân cư là người dân tộc, tôn giáo

(Mặt trận) - Hà Tĩnh có 575/1.925 khu dân cư, 131/216 xã, phường, thị trấn có đồng bào có đạo sinh sống, trong đó 71 thôn giáo toàn tòng. Trong những năm qua, các cơ quan trong hệ thống chính trị ở các cấp đã luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi các tổ chức tôn giáo hoạt động, kịp thời nắm bắt, giải quyết các kiến nghị, đề xuất, nguyện vọng chính đáng của các tổ chức tôn giáo.

Chư Prông đầu tư nguồn lực kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo

Đời sống của đồng bào Chăm ở Tánh Linh ngày càng nâng cao

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Hưởng ứng lời kêu gọi thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, Thượng toạ Thích Chiếu Tuệ - Phó Trưởng ban Thường trực Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh đã phát tâm tặng 10 chiếc máy vi tính cho 10 em chăm ngoan, học giỏi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Đức Thọ 

Đồng bào các tôn giáo đồng hành tham gia tích cực, hiệu quả nội dung các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT- XH của địa phương. Nhiều vùng giáo là điển hình trong phong trào phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại, vườn đồi, phát triển ngành nghề dịch vụ; nhiều giáo dân là tấm gương làm ăn giỏi, trở thành những doanh nhân thành đạt trên nhiều lĩnh vực và đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phương. 

Cộng đồng dân cư vùng giáo đã đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, như đường nhựa, đường bê tông, kênh mương, cầu cống, trường học, nhà trẻ... Đến nay, đường giao thông ở các vùng giáo cơ bản đã nhựa hoá, bê tông hoá, đường ô tô đã về đến tất cả các xứ, họ đạo, thuận lợi cho sinh hoạt của giáo dân. Bộ mặt nông thôn vùng giáo ngày càng khang trang, đổi mới. Đại bộ phận bà con giáo dân và chức sắc, chức việc Công giáo đồng hành cùng dân tộc, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, đồng hành với các chủ trương lớn của cấp ủy và chính quyền, “sống tốt đời đẹp đạo”, tích cực tham gia các phong trào do chính quyền, MTTQ phát động, đặc biệt là phong trào “Toàn dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh nhà.

Bà con giáo dân Giáo xứ Hòa Mỹ, thôn Vân Thịnh, xã Xuân Lộc, huyện Can Lộ tham gia làm đường giao thông nông thôn 
Đồng bào tôn giáo tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, tham gia phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, làm giàu chính đáng, như ở các xứ, họ tại các huyện: Hương Khê, Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên… đã mạnh dạn đầu tư vốn phát triển kinh tế vườn đồi, trang trại, gia trại để trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Cam Chanh, Cam Bù, Bưởi Phúc Trạch…, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản quy mô, cho thu nhập từ 200 triệu đồng đến 400 triệu đồng/ha/năm. Trên lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, thương mại, phát triển nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp, với các mô hình kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa, du lịch, mở xưởng cơ khí, xây dựng, các doanh nghiệp có doanh thu đạt từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm..., đã đem lại nguồn thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho các hộ gia đình giáo dân. Công tác xuất khẩu lao động tăng về số lượng và chất lượng, hiện nay có hàng chục ngàn lao động là con em giáo dân đang làm việc tại nhiều nước trên thế giới, hàng năm đã gửi về hàng trăm tỷ đồng để phát triển kinh tế gia đình, đảm bảo cuộc sống và xây dựng quê hương.
Các giáo xứ, giáo họ đã tự nguyện hiến đất mở rộng đường làng, ngõ xóm, liên thôn, liên xã, thủy lợi nội đồng, quy hoạch nghĩa trang; nhiều giáo xứ, giáo họ đã duy trì và thực hiện tốt việc không làm cỗ đám hiếu, không sử dụng rượu bia, thuốc lá, đám cưới không tổ chức ăn uống linh đình, kéo dài nhiều ngày. Các Hội đoàn của người Công giáo thường xuyên tổ chức đọc kinh cầu nguyện, thăm hỏi, động viên kết, thân ái, thực hiện nghĩa vụ đem yêu thương theo gương gia đình Thánh Gia. Nhiều giáo xứ, giáo họ có đội văn nghệ, đội trống, đội kèn, đội bóng đá, bóng chuyền tham gia giao lưu với các xứ bạn, với các chi đoàn, chi hội ở địa phương, tạo sự đoàn kết lương giáo cùng nhau xây dựng quê hương.
Tòa Giám mục Hà Tĩnh tổ chức thăm hỏi, tặng quà và nhu yếu phẩm cho các y, bác sỹ, lực lượng tham gia phục vụ và các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh 

 

Ảnh: Ban Trị sự Phật giáo huyện Đức Thọ tặng nhu yếu phẩm cho các lực lượng làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm dịch trên địa bàn huyện

Trước biến cố của đại dịch Covid-19, bên cạnh việc tổ chức các sinh hoạt tôn giáo chấp hành quy định về phòng chống dịch, các tổ chức tôn giáo đã tích cực tham gia ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19, cụ thể: năm 2020 đã quyên góp ủng hộ là 1.441 triệu đồng, năm 2021 các cơ sở tôn giáo đều tiếp tục có các hoạt động ủng hộ các chốt, các điểm cách ly phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã; theo thống kê sơ bộ các tổ chức tôn giáo đã tham gia ủng hộ tiền, vật chất quy ra tiền trị giá hơn 2.577 triệu đồng. Công tác khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí, chăm sóc trẻ em, người già cả neo đơn không nơi nương tựa được các Hội từ thiện bác ái tại các giáo xứ chăm lo về sức khỏe thể chất, tinh thần cho những người kém may mắn trong cuộc sống; tổ chức khám và cấp phát thuốc miễn phí cho trên 10.000 lượt người, với trị giá trên 1,6 tỷ đồng. Ban Caritas Giáo phận duy trì bữa cơm tình thương cho những bệnh nhân nghèo đang điều trị tại một số cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện. 

Phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc” ở các KDC vùng giáo được MTTQ, các đoàn thể phối hợp ngành Công an triển khai thực hiện khá tốt, đã xây dựng một số mô hình, cách làm hiệu quả, như: “Xứ đạo an toàn, văn hóa” tại xã Thạch Hạ (Tp Hà Tĩnh), phường Nam Hồng (Tx Hồng Lĩnh); “Giáo họ đoàn kết, an toàn, văn minh” tại xã Thạch Sơn (Thạch Hà); “Giáo họ an toàn, gia đình hòa thuận” tại xã Kỳ Hoa (Tx Kỳ Anh); “Giáo xứ, giáo họ an toàn về an ninh trật tự” tại xã Yên Hòa, xã Cẩm Trung (Cẩm Xuyên); “Vùng giáo họ an toàn về ANTT, đoàn kết xây dựng NTM” tại xã Xuân Liên (Nghi Xuân); Câu lạc bộ “Thanh niên sống tốt đời, đẹp đạo”, “Phụ nữ vùng giáo sống tốt đời, đẹp đạo” tại các địa bàn xã vùng giáo huyện Can Lộc… Sinh hoạt tôn giáo đúng quy định của pháp luật, gắn với truyền thống văn hóa quê hương, đất nước. Tinh thần đoàn kết lương giáo trong cộng đồng dân cư được củng cố và phát huy, tình nghĩa xóm làng ngày càng giữ vững, yêu quê hương, đất nước, hoà hợp dân tộc đã trở thành nếp sống chung trong cộng đồng ở các khu dân cư. Các cơ sở tôn giáo hưởng ứng treo cờ Tổ quốc nhân dịp các ngày lễ kỷ niệm của quê hương đất nước; trong dịp Lễ Quốc khánh năm 2020, đã có 151 cơ sở tôn giáo treo cờ Tổ quốc, trong đó 123 cơ sở Phật giáo, 28 cơ sở Công giáo (13 giáo xứ, 13 giáo họ, 2 trung tâm từ thiện).

 

Từ những kết quả đó, đến nay đã có 82 xã có đồng bào có đạo sinh sống đạt chuẩn NTM, 136 khu dân cư vùng giáo đạt chuẩn NTM; có 84,9% (33.602 hộ) gia đình đồng bào công giáo đạt gia đình văn hóa (năm 2017 đạt tỷ lệ 77,5%), 239 KDC (86,3%) đạt chuẩn KDC văn hóa (năm 2017 đạt tỷ lệ 69,3%), 136 KDC (49,1%) đạt tiêu chí khu dân cư NTM (năm 2017 đạt tỷ lệ 29,9%)…

Xác định công tác vận động đoàn kết các tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, thời gian tới các cơ quan trong hệ thống chính trị ở các cấp tiếp tục phối hợp chặt chẽ tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo, công tác vận động đoàn kết các tôn giáo với hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng, tiếp tục làm chuyển biến căn bản nhận thức của hệ thống chính trị, các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân về tôn giáo và công tác tôn giáo, công tác vận động, đoàn kết các tôn giáo, nhận thức sâu sắc công tác tôn giáo là trách nhiệm “của cả hệ thống chính trị” và xác định “nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo, đoàn kết các tôn giáo là công tác vận động quần chúng”. MTTQ và các đoàn thể các cấp tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp đồng bào các tôn giáo; vận động đồng bào có đạo thực hiện tốt đường hướng hành đạo tiến bộ, tôn giáo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, sống “tốt đời, đẹp đạo”, tham gia đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, động viên đồng bào các tôn giáo hưởng ứng tích cực các phong trào thi đua, các cuộc vận động ở cơ sở.

Võ Anh Tuấn - Ủy viên Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản