Tin mới

Đà Nẵng: Nâng cao hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội

(Mặt trận) - Ngày 18/1, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, Quyết định 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; sơ kết 5 năm thực hiện Quy định 124-QĐ/TW ngày 2/2/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Giám sát của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên” trên địa bàn thành phố.

MTTQ huyện Thuận Châu phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

MTTQ tỉnh Lào Cai lựa chọn nội dung, hình thức giám sát phù hợp

Phiên họp thứ 40 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Sắp xếp bộ máy cần đảm bảo quyền lợi người lao động

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Lương Nguyễn Minh Triết phát biểu kết luận hội nghị. 

Thực hiện các Quyết định, Quy định của Trung ương, thành phố Đà Nẵng đã lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, triển khai, thực hiện trong toàn hệ thống chính trị đảm bảo nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả. Qua đó nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về công tác giám sát, phản biện xã hội được nâng lên. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội đã giúp cho cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến cơ sở nhìn nhận được những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhân dân. Hầu hết các nội dung kiến nghị sau giám sát đều có văn bản trả lời, phúc đáp và các ý kiến góp ý, phản biện có văn bản tổng hợp, báo cáo, giải trình.

Từ thực tiễn triển khai còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, thành phố Đà Nẵng kiến nghị Quốc hội nghiên cứu xây dựng “Luật về hoạt động giám sát và phản biện xã hội”. Trong đó, quy định rõ về trách nhiệm của các bộ, ngành trước các yêu cầu giám sát của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, cũng như bảo đảm những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội. Đồng thời, Trung ương cũng cần có những quy định mang tính chất đặc thù, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động, trong đó có hoạt động về giám sát, phản biện xã hội.

Trong 10 năm qua, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã ban hành 39 Kế hoạch giám sát chuyên đề, ban hành 5 Đề án phục vụ cho công tác giám sát, phản biện xã hội, về kinh phí hỗ trợ cho công tác giám sát, phản biện xã hội theo quy định của pháp luật. Mặt trận các cấp thành phố đã chủ trì tổ chức 1.104 đoàn giám sát với 448 chuyên đề; tham gia 1.865 cuộc giám sát với các cơ quan về các nội dung có liên quan. Ngoài ra, Mặt trận các cấp thành phố đã tổ chức 174 Hội nghị phản biện xã hội, tham gia phản biện bằng văn bản 885 nội dung, 90 cuộc đối thoại trực tiếp giữa MTTQ các cấp với cơ quan, tổ chức có dự thảo văn bản được phản biện...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Lương Nguyễn Minh Triết (giữa) trao Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho các tập thể xuất sắc. 

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết ghi nhận và biểu dương các kết quả mà các đơn vị đã đạt được trong thời gian qua. Nhiều nội dung giám sát, phản biện xã hội của các cấp Mặt trận và các đoàn thể đã mang lại kết quả thực tiễn, sát với ý kiến, nguyện vọng của người dân. Sau giám sát, các cơ quan liên quan đã có phản hồi, báo cáo, giải trình, kịp thời điều chỉnh những vấn đề còn tồn tại. Việc thực hiện các Quyết định, Quy định đã góp phần tăng cường sự gắn bó chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức Đảng, chính quyền với các hội đoàn thể và nhân dân thành phố.

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những vấn đề cần lưu ý. Việc quán triệt, chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện ở một số đơn vị, địa phương có lúc chưa thường xuyên, đồng bộ. Vai trò chủ thể trong công tác giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp vẫn còn hạn chế.

Thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị các cấp ủy đảng, địa phương, đơn vị duy trì làm việc định kỳ, đột xuất giữa cấp ủy, chính quyền với Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của quần chúng và tâm trạng, dư luận xã hội, tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời những tồn tại, nhu cầu, lợi ích chính đáng, bức xúc của nhân dân, góp phần củng cố niềm tin giữa nhân dân với Đảng, chính quyền; tiếp tục thực hiện tốt công tác đối thoại theo định kỳ hằng năm giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với nhân dân để kịp thời giải quyết những khó khăn, bức xúc.

Đặc biệt, các cấp ủy đảng, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc quy định về trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền tiếp thu góp ý của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 11658-QĐ/TU ngày 26-9-2014 của Ban Thường vụ Thành ủy.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai việc đăng ký cam kết thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 27-10-2013 của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, không làm đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Ngô Xuân Thắng (giữa) trao Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho các cá nhân xuất sắc. 

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị Ban cán sự đảng UBND thành phố, cân đối ngân sách bố trí kinh phí và tạo các điều kiện thuận lợi để Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Ban cán sự đảng UBND thành phố đặt hàng Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp để phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản liên quan, có tác động đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và những vấn về dư luận xã hội quan tâm.

UBND thành phố tiếp tục thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, nâng cao đạo đức công vụ; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, chế độ tiếp xúc, đối thoại và tiếp dân định kỳ; giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, kiến nghị, tố cáo và những vấn đề bức xúc của nhân dân. Ban cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tiếp thu và sớm xem xét giải quyết kiến nghị, đề xuất sau giám sát, phản biện xã hội; ý kiến góp ý của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp.

Đảng đoàn HĐND thành phố phối hợp chặt chẽ với Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố tổ chức tốt và thường xuyên việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri, tiếp nhận, phản ánh, xử lý thông tin, giải quyết và trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri thành phố.

Đảng đoàn Ủy ban MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, Ban Thường vụ Thành Đoàn phát huy vai trò chủ thể quyết định trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Các đơn vị tập trung thực hiện có hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 26-10-2022 của Ban Bí thư về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; các văn bản của thành phố, nhất là Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 30-11-2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội giai đoạn 2021-2025; Quy chế thực hiện giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp và nhân dân trong điều kiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn thành phố.

Giám sát có trọng tâm, trọng điểm, gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TU nhằm thực hiện có chiều sâu, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị. Tập trung thực hiện tốt Quy định số 124-QĐ/TW, qua đó, phát huy vai trò của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Tại hội nghị, 25 tập thể và 15 cá nhân có thành tích xuất sắc theo các nội dung liên quan được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBDN thành phố.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản