Tin mới

Quảng Trị: Khắc phục sự trùng lặp về nội dung, thời gian, địa bàn giám sát giữa MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội

(Mặt trận) - Chiều ngày 12/7, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức Hội nghị chuyên đề tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị về giám sát, phản biện xã hội; tham gia góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân. Tham dự và chủ trì Hội nghị đồng chí Đào Mạnh Hùng, UVBTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Đăng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy, đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, cùng các đại diện lãnh đạo các tổ chức thành viên Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

Hà Giang: Phát huy quyền làm chủ của nhân dân

MTTQ Việt Nam huyện Đức Trọng phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội

Nâng cao hiệu quả phối hợp giám sát giữa Hội đồng nhân dân và MTTQ các cấp để xây dựng chính quyền hoạt động hiệu lực, hiệu quả vì lợi ích chính đáng của Nhân dân

Quang cảnh Hội nghị 

Qua 10 năm, MTTQ và các đoàn thể CTXH các cấp tỉnh đã tổ chức quán triệt Quyết định 217, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị và các văn bản có liên quan cho cán bộ, đảng viên thông qua các hội nghị tập huấn công tác. Đồng thời, ban hành các văn bản triển khai, thực hiện Quyết định 217, 218 trong Hệ thống MTTQ và các đoàn thể CTXH các cấp qua đó Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vị trí, vai trò; quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác giám sát, phản biện xã hội: Thông qua quá trình triển khai thực hiện, nhận thức của cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị và nhân dân về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam được nâng lên, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị.

Các cấp uỷ đảng, chính quyền đã nhận thức đầy đủ, rõ ràng hơn về vị trí, vai trò giám sát, phản biện của MTTQ trong hệ thống chính trị, nhận thức về tính chất giám sát, phản biện của MTTQ Việt Nam đó là: Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý sai phạm, khuyết điểm; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Đối với các tổ chức thành viên của Mặt trận đã nhận thức đầy đủ hơn về công tác giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, do đó ngày càng tôn trọng vai trò liên minh chính trị của Ủy ban MTTQ, chủ động và tích cực phối hợp tổ chức thực hiện chương trình hành động do MTTQ chủ trì; có nhiều sáng kiến trong việc vận động hội viên, đoàn viên của mình tích cực tham gia chương trình giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam cùng cấp.

Sau 10 năm thực hiện Quyết định 217, 218, công tác giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ và các tổ chức thành viên ngày càng đi vào chiều sâu, cụ thể hơn, chặt chẽ hơn, phát huy hiệu quả thiết thực, được cấp ủy, chính quyền ghi nhận, đánh giá cao; vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp ngày càng được khẳng định, phát huy trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội.

 

Hằng năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã chủ trì phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp xây dựng chương trình giám sát, phản biện xã hội, báo cáo cấp ủy, đảm bảo sự thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp; đảm bảo nội dung sát với định hướng chỉ đạo của Trung ương MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và phù hợp với tình hình thực tế và khả năng thực hiện nhiệm vụ địa phương. Việc xây dựng Kế hoạch giám sát, phản biện xã hội theo quy định đã làm rõ hơn vai trò chủ trì của MTTQ Việt Nam và của từng tổ chức chính trị - xã hội, khắc phục sự trùng lặp về nội dung, thời gian, địa bàn giám sát giữa các tổ chức trong Mặt trận cũng như của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội với các cơ quan khác.

Thể hiện tốt hơn, rõ nét hơn chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; khẳng định được vai trò, vị trí của tổ chức Mặt trận, được cấp ủy, chính quyền đánh giá cao. Nhiều ý kiến, kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng xây dựng chính quyền được tiếp thu, phản hồi, điều chỉnh, bổ sung, mang lại hiệu quả tích cực; góp phần quan trọng xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thành công tác mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo niềm tin vững chắc của Nhân dân với Đảng, chính quyền, và công cuộc đổi mới và phát triển quê hương.

Hội nghị đã thẳng thắn thảo luận, trao đổi ý kiếnđánh giá quá trình 10 năm thực hiện Quyết định 217, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị cùng với những kiến nghị, đề xuất, điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp, quy chế, quy định có liên quan đối với hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong thời gian tới.

Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Mạnh Hùng phát biểu tại Hội nghị 

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Mạnh Hùng nhấn mạnh, sau 10 năm thực hiện Quyết định 217, 218-QĐ/TW, hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng  Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực và đi vào nề nếp, mang lại hiệu quả thiết thực trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương. Từ chỗ “vừa làm vừa rút kinh nghiệm” những năm đầu triển khai các Quyết định, đến nay, hoạt động này đã đi vào thực chất hơn. Tuy quá trình triển khai thực hiện các quyết định vẫn đang còn gặp phải một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc cần tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, cũng như nghiên cứu kiến nghị đề xuất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực chất hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Bên cạnh đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tiếp thu các ý kiến, kiến nghị, đề xuất khác có liên quan đến hoạt động giám sát, phản biện xã hội; tham gia góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân đến từ các cơ quan, đơn vị, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn làm cơ sở để kiến nghị, đề xuất với các cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung theo hướng phù hợp và hiệu quả nhất./.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản