Tin mới

Công tác giảm nghèo ở xã Đồng Quế

(Mặt trận) -Những năm gần đây, công tác giảm nghèo ở xã Đồng Quế, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm qua từng năm. Có được kết quả đó là do địa phương đã phát huy được vai trò của cấp ủy, chính quyền trong việc lãnh đạo, thực hiện các giải pháp đồng bộ, thiết thực.

Kon Tum:100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Lạng Sơn: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

Bắc Giang: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết

Chị Nhung chia sẻ: “Do bị khuyết tật bẩm sinh ở chân nên khả năng lao động của tôi bị hạn chế. Sau khi lập gia đình, nguồn thu nhập chính chỉ phụ thuộc vào chồng tôi làm cửu vạn, nên cuộc sống rất khó khăn. Mặc dù chúng tôi đã xoay sở đủ cách để có thêm thu nhập cho gia đình, nhưng vẫn thiếu trước hụt sau".

Năm 2019, được sự hỗ trợ của xã, chị Nhung được vay 80 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH để mở cửa hàng tạp hóa buôn bán tại nhà. Dần dần, kinh doanh buôn bán đã có lãi, chị Nhung có thu nhập để trang trải cuộc sống. Sau khi có nguồn thu nhập ổn định cùng với nhiều nguồn hỗ trợ, gia đình chị Nhung đã xây dựng được nhà cửa kiên cố và thoát nghèo trong năm 2022.

Sự vươn lên thoát nghèo của gia đình chị Nhung là minh chứng điển hình đang tạo nên sự chuyển biến tích cực trong công tác giảm nghèo ở xã Đồng Quế. Theo thống kê, xã Đồng Quế có khoảng 1.500 hộ dân với hơn 5.300 nhân khẩu. Nếu như năm 2016, toàn xã có 87 hộ nghèo, chiếm 7%; 66 hộ cận nghèo, chiếm 5,3%, thì đến năm 2021 giảm còn 19 hộ nghèo, chiếm 1,27%; còn 39 hộ cận nghèo, chiếm 2,61 %. Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 53,5 triệu đồng.

Phó Chủ tịch UBND xã Lê Công Hưng cho biết: “Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ hàng đầu nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân, dưới sự chỉ đạo của cấp trên, xã đã thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo do Phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, cán bộ LĐ-TB&XH làm Phó trưởng ban thường trực, các ngành, đoàn thể làm thành viên; đồng thời, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xây dựng kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ của ngành, lập kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện tốt các chính sách đối với người nghèo.

Thực hiện công tác giảm nghèo, trước hết, xã đánh giá, khảo sát nhu cầu hỗ trợ của các hộ nghèo, cận nghèo cũng như phân loại các hộ nghèo để có các chính sách hỗ trợ phù hợp, cụ thể tới từng hộ gia đình.

Xã cũng tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi nhận thức, khơi dậy tinh thần chủ động, vươn lên của người nghèo; đồng thời, tiếp nhận và sử dụng hiệu quả chính sách, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng để làm đòn bẩy giúp người dân vươn thoát nghèo bền vững.

Với đặc thù là xã miền núi, diện tích đất đồi rừng lớn, địa phương đã tập trung xây dựng và thực hiện hiệu quả 3 giải pháp trọng tâm trong công tác giảm nghèo gồm cải tạo, chuyển đổi rừng kém hiệu quả, vườn tạp thành cây có giá trị kinh tế; phát triển các mô hình chăn nuôi; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và khuyến khích xuất khẩu lao động”.

Nhằm phát triển kinh tế, Ban xóa đói giảm nghèo xã đã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, tạo việc làm cho người dân và phát huy được hiệu quả kinh tế vùng đồi núi như chăn nuôi lợn thịt, gà thả vườn; nuôi dê thịt, ong lấy mật; trồng bưởi…

Bên cạnh đó, xã chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, khuyến khích các hộ đầu tư xây dựng các trang trại có quy mô vừa và lớn để thu hút lao động, tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương. Ngoài ra, xã còn khuyến khích người dân tham gia trồng rừng theo các dự án, nhận khoán trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Đến nay, xã đã trồng mới được hàng trăm ha rừng sản xuất với chuyển đổi thành công hàng chục ha vườn tạp thành vườn cây ăn quả có giá trị cao.

Cùng với phát triển sản xuất nông nghiệp, xã vận động, khuyến khích người dân đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nhằm giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho người dân.

Đặc biệt, một trong những cách làm hiệu quả mà xã đã thực hiện đó là tập trung làm tốt công tác đào tạo nghề, coi đây là hình thức hỗ trợ người dân thoát nghèo bằng chính nghị lực của mình. Năm 2021, xã đã tổ chức 2 lớp đào tạo nghề với hàng trăm học viên tham gia và giải quyết việc làm cho 106 lao động.

Ngoài ra, các tổ chức đoàn thể của xã đã tham gia nhận ủy thác nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH và Ngân hàng NN&PTNT cho các hội viên là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn vay vốn với tổng số dư nợ đạt hơn 15 tỷ đồng, qua đó, giúp nhiều hộ dân được vay vốn sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Những kết quả mà địa phương đạt được trong công tác giảm nghèo đã góp phần bảo đảm an sinh xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn mới của địa phương. Đây là thành quả sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương với nhiều đổi mới, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn. Từ đó, xã Đồng Quế đang tiếp tục đặt ra nhiều giải pháp trọng tâm với mục tiêu giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững, hiệu quả hơn trong thời gian tới.

T.M

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản