Tin mới

MTTQ thành phố Hồ Chí Minh giám sát công tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

(Mặt trận) - Sáng ngày 17/7, tại trụ sở UBND Phường 14, quận Gò Vấp, đoàn công tác Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM do bà Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP làm trưởng đoàn, đã đến làm việc với UBND quận Gò Vấp và P.3, P.14 về công tác chăm lo và phối hợp thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn tác động bởi dịch bệnh.

Kon Tum:100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Lạng Sơn: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

Bắc Giang: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết

Quang cảnh cuộc làm việc 

Báo cáo với đoàn công tác, đại diện UBND quận Gò Vấp cho biết. Sau khi nhận được văn bản của UBND TP, quận đã triển khai ngay các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Theo thống kê, toàn quận có 20.395 người lao động (11.643 là lao động tự do); 4.396 hộ kinh doanh và 777 thương nhân chợ truyền thống, với tổng kinh phí chăm lo dự kiến 43.606.770.000 đồng. Đã tiến hành thẩm định xong đối với 743/8.610 người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương (67 doanh nghiệp) với tổng số tiền 1.496.400.000đ (đạt tỷ lệ 8,63%); 04/142 người lao động chấm dứt hợp đồng lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp với số tiền 7.200.000đ (tỷ lệ 2,82%); 3.711/4.638 hộ kinh doanh với số tiền 7.422.000.000đ (tỷ lệ 84,96%); 633/777 thương nhân tại chợ truyền thống với số tiền 1.275.930.000đ (tỷ lệ 81,47%); 9.300/11.643 lao động tự do (trong đó nhóm 1 là 8.370) với số tiền 13.950.000.000đ (đạt tỷ lệ 79.88%). Tổng kinh phí đã và đang tiến hành chi trả cho người lao động là 24.151.530.000đ.

Đối với công tác chăm lo an sinh xã hội đối với các đối tượng yếu thế ngoài nhóm đối tượng quy định theo nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND TP. Hệ thống chính trị quận, phường đã ra sức triển khai nhiều hoạt động nhằm chăm lo, hỗ trợ cho những trường hợp thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, người dân trong khu vực phong tỏa, khu nhà trọ, người lang thang cơ nhỡ, lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch… hệ thống MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội quận, phường đã tổ chức chăm lo hỗ trợ về tiền mặt, nhu yếu phẩm thiết yếu (mì gói, gạo, trứng, rau củ quả…); phối hợp tổ chức các chương trình: “bếp ăn yêu thương”, “bếp nhỏ yêu thương”, “phiên chợ 0 đồng”… và chia sẻ nhiều phần quà nhằm hỗ trợ, tiếp sức các lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân với 17.386 phần quà, tổng trị giá 4.389.996.000đ…

Nhìn chung, công tác chăm lo các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch, bệnh được hệ thống chính trị quận, phường tích cực thực hiện, thể hiện sự nghĩa tình, nhân ái và xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện chi hỗ trợ cho người lao động còn chậm do đang trong thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg, nên một số trưởng khu phố, tổ trưởng tổ dân phố còn lúng túng, chưa nhiệt tình trong việc rà soát, lập danh sách người lao động tự do thuộc diện được hỗ trợ; nhiều trường hợp danh sách lập chưa đúng đối tượng như hướng dẫn… Mặt khác, số lượng người lao động tự do nhưng không thuộc các ngành nghề được hỗ trợ theo Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND trong thực tế rất nhiều… dẫn đến có nhiều ý kiến thắc mắc, phản ánh của các đối tượng này.

Trao đổi thêm với đoàn giám sát của MTTQ Việt Nam TP, Chủ tịch UBND P.3 và P.14 cho biết thêm: Ngay khi thực hiện giãn cách Chỉ thị 10 trên địa bàn TP, nhất là khi phong tỏa toàn bộ quận cho đến nay, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam quận, phường đều thành lập các đường dây nóng để tiếp nhận thông tin yêu cầu hỗ trợ của các đối tượng người yếu thế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đồng thời cả hệ thống chính trị vào cuộc chăm lo bước đầu. Tuy nhiên, điều khó khăn hiện nay là nguồn quỹ “Vì người nghèo” của phường có hạn, việc chăm lo các trường hợp này sẽ bị hạn chế. Mặt khác, lực lượng cán bộ quận, phường mỏng, lại phải phân bổ tại các điểm kiểm soát, khu cách ly tập trung… do đó việc tiếp nhận và xử lý thông tin bị hạn chế, xuất hiện tình trạng anh em bị kiệt sức và đã có trường hợp là F1, F0 dẫn đến tình hình rất căng thẳng…

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh Tô Thị Bích Châu phát biểu tại cuộc làm việc

Kết luận tại buổi giám sát, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Tô Thị Bích Châu ghi nhận những nỗ lực của hệ thống chính trị quận và phường, nhất là trong thời điểm TP chỉ đạo quận phải thực hiện giãn cách toàn quận theo Chỉ thị 16/CT-CP; lãnh đạo quận, phường đã tập trung giải quyết tốt việc chăm lo các đối tượng yếu thế bị ảnh hưởng bởi dịch, bệnh.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các đối tượng là điều không thể, do vậy, các cấp chính quyền, Mặt trận và đoàn thể quận, phường cần giải thích đầy đủ, rõ ràng để người dân hiểu và ủng hộ chủ trương của TP, thực hiện nghiêm túc việc giãn cách, sẵn sàng chia sẻ khó khăn cùng địa phương, cùng TP để nhanh chóng dập tắt dịch bệnh.

Về chăm lo các đối tượng yếu thế, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Tô Thị Bích Châu đề nghị cần chủ động thực hiện phương châm “5 tại chỗ” theo chỉ đạo của Thường vụ Thành ủy, cần linh động vận dụng nhiều biện pháp, tranh thủ vận động các nguồn lực để có thể chăm lo ngay những nhu cầu bức thiết cho đối tượng này chứ không nên tập trung vào nguồn quỹ “Vì người nghèo”, nguồn quỹ này chỉ sử dụng khi thật cần thiết, khi cấp bách mà chưa kịp tìm nguồn kinh phí hỗ trợ…

Cũng trong dịp này, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Tô Thị Bích Châu cũng đã đến thăm, tặng quà cho 15 hộ khó khăn đang bị giãn cách xã hội trên địa bàn P.14, quận Gò Vấp.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản