Tin mới

Sức mạnh từ truyền thống đại đoàn kết

(Mặt trận) -Đại đoàn kết - truyền thống quý báu của dân tộc được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử đã và đang được cấp ủy, chính quyền, Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình gìn giữ, phát huy. Trải qua những chặng đường lịch sử, nhất là trong những lúc cam go, tinh thần đoàn kết luôn kết thành sức mạnh đưa nước ta, tỉnh ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, lập nên những kỳ tích vẻ vang.

 

Phú Yên: Đại hội điểm MTTQ huyện Phú Hòa lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024-2029

Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ 13 khóa XV

Cà Mau: Lấy ý kiến đóng góp dự thảo các văn bản Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ X

 Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo UB MTTQ tỉnh tiếp nhận ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh từ doanh nghiệp.

Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình cùng đồng tâm, vững chí, đóng góp sức người, sức của, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Trong đó, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tỉnh đã quán triệt sâu sắc tinh thần "Miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn”. Đồng bào các dân tộc đồng lòng vừa sản xuất, vừa chiến đấu và chi viện cho miền Nam ruột thịt. Hòa Bình đã động viên trên 1 vạn thanh niên vào quân đội; huấn luyện 3 tiểu đoàn với 1.500 cán bộ, chiến sĩ trực tiếp bổ sung cho chiến trường miền Nam. Nhiều đồng chí đã anh dũng hy sinh hoặc để lại một phần máu xương nơi chiến trường; hàng trăm con em của tỉnh đã được tặng các danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mỹ”, "Anh hùng lực lượng vũ trang”… Đồng bào Hòa Bình còn "thắt lưng, buộc bụng”, đóng góp lương thực cho Nhà nước vượt qua giai đoạn khó khăn. Tỉnh vừa là hậu phương, căn cứ cho các cơ quan Trung ương, đơn vị bộ đội, vừa là địa bàn trung chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm, nơi dừng nghỉ cho những đoàn quân chi viện cho miền Nam. Những đóng góp đó đã góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân làm nên chiến thắng lịch sử vẻ vang, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Lịch sử cho thấy, những dấu mốc của dân tộc, của tỉnh đều có dấu ấn của MTTQ với nhiệm vụ quan trọng là tập hợp, đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, tầng lớp Nhân dân để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đề ra. Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh Bùi Tiến Lực khẳng định: Đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình luôn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau. Từ khi có Đảng, Bác Hồ lãnh đạo, truyền thống đó lại được nâng lên một tầm cao mới - tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngày nay, trước tình hình các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo tuyên truyền xuyên tạc, kích động hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, Nhân nhân các dân tộc tỉnh   Hòa Bình luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, không để bị lợi dụng, lôi kéo chống phá Đảng, Nhà nước; trên địa bàn tỉnh để xảy ra điểm nóng.

Trong công cuộc đổi mới, MTTQ các cấp trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động nhằm phát huy sức mạnh toàn dân. Cụ thể như chủ trì, phát động các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước; giám sát, phản biện xã hội; chăm lo cho người nghèo... Quỹ vì người nghèo tỉnh nhận được sự ủng hộ của nhiều tập thể, cá nhân; riêng năm 2021 tiếp nhận gần 19 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ đã xây dựng, sửa chữa nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo; hỗ trợ các mô hình sinh kế; xây dựng các công trình hạ tầng như trường học, cầu, đường cho cộng đồng nghèo… Các phong trào, cuộc vận động: "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”… có sức lan tỏa rộng rãi, đem lại hiệu quả thiết thực từ sự tham gia của đông đảo người dân.

MTTQ đã thể hiện được sứ mệnh của mình trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và ứng phó với nghịch cảnh. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, đồng bào các dân tộc Hòa Bình đã chung sức, chung lòng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và tương trợ lẫn nhau. Năm 2021, khi làn sóng dịch Covid-19 bùng phát, hưởng ứng lời kêu gọi của UB MTTQ tỉnh, không phân biệt tuổi tác, giới tính, tôn giáo, địa vị xã hội, đông đảo các tầng lớp Nhân dân đã tự nguyện ủng hộ tiền và hàng hóa, nhu yếu phẩm với tổng trị giá trên 40 tỷ đồng để phòng, chống dịch. Không khỏi xúc động khi có những cụ trước khi qua đời đã để lại di nguyện cho con dành 5 triệu đồng tích cóp được để ủng hộ chống dịch; những em nhỏ cũng dành tiền nuôi lợn đất để ủng hộ… Những mô hình "Siêu thị hạnh phúc 0 đồng”, "Cây ATM gạo”… đã kịp thời chia sẻ, đùm bọc nhau trong lúc khốn khó, sáng lên nghĩa đồng bào.

Trong lúc TP Hồ Chí Minh ở thời khắc cam go nhất của dịch Covid-19, đồng bào trong tỉnh đã thể hiện nghĩa cử cao đẹp, ân tình. Xưa chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam, nay lại hỗ trợ nhau những lúc khó khăn, thử thách. Mặc dù Nhân dân Hòa Bình chưa giàu có, nhưng  sau 3 ngày UB MTTQ tỉnh phát động ủng hộ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam chống dịch đã quyên góp được hơn 400 tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm. Hàng vạn người dân ai có gì góp nấy, từ cân gạo, quả bí, đến chai nước mắm, gói mỳ tôm… Hơn 200 cán bộ, chiến sỹ công an, quân đội, cùng cán bộ MTTQ tỉnh đã không quản ngại đêm hôm bốc xếp hàng hóa và chuyển kịp thời đến đồng bào miền Nam qua chuyến tàu mang số hiệu đặc biệt HB2021. Bên cạnh đó, hơn 600 cán bộ y tế cũng tình nguyện chi viện, hỗ trợ cho các tỉnh miền Nam, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội… chống dịch. 

Những việc làm trên là minh chứng sống động cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong những thời khắc vô cùng khốc liệt. Đoàn kết là "kháng thể” mạnh mẽ nhất giúp đất nước, tỉnh ta vượt qua khó khăn của đại dịch và sẽ tiếp tục là cội  nguồn của sức mạnh để đi đến tương lai phồn vinh, hạnh phúc như mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng đã đề ra.

Cẩm Lệ

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản