Tin mới

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn: Giám sát chặt, không để xảy ra bất kỳ sai sót với gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ

(Mặt trận) - Đó là khẳng định của Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 5/5. Theo đó, MTTQ các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội, ngành Lao động Thương binh và Xã hội, các sở, ngành giám sát gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ để đảm bảo tính chặt chẽ, chính xác ngay từ đầu trong việc xác định đối tượng được thụ hưởng chính sách; danh sách tổng hợp phải rõ ràng từ tên tuổi, địa chỉ đến mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ.

Vinh danh 90 tác phẩm đoạt giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023-2024

Danh sách 90 tác phẩm đoạt Giải Báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023 - 2024

Thông tin báo chí: Giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023 - 2024

Quang cảnh phiên họp 

Nhắc tới tình hình kinh tế - xã hội của đất nước trước diễn biến của dịch bệnh trong suốt những tháng đầu năm qua, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dù phải thực hiện nhiệm vụ kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tương đối ổn định so với các nước xung quanh. Đặc biệt, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã quan tâm kịp thời đến các đối tượng khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh thông qua gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ mà các cấp, các ngành nỗ lực thực hiện trong nửa tháng qua. Đến thời điểm này, gói hỗ trợ đã cơ bản đượcchuyển đến những hoàn cảnh khó khăn chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Không chỉ thực hiện nhiệm vụ chống dịch và giữ vững ổn định kinh tế-xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước cũng được đảm bảo, trật tự xã hội được giữ ổn định. Bên cạnh đó, công tác đối ngoại vẫn được duy trì thông qua việc triển khai hội nghị trực tuyến khi Việt Nam là nước nhận nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN nhiệm kỳ 2020, là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc… Những hoạt động này được dư luận quốc tế đánh giá cao, đặc biệt là việc Việt Nam có nhiều chủ động, sáng tạo, sáng kiến trong phòng, chống dịch COVID-9.

Thông tin về quá trình tiếp nhận ủng hộ của Mặt trận từ Trung ương tới địa phương, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho biết, qua gần 2 tháng Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam ra lời kêu gọi “Toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống COVID-19”, đến nay, số tiền, hiện vật ủng hộ và đăng ký ủng hộ đã lên tới gần 2.000 tỷ đồng. Đây chính là hiện thân của lòng yêu nước mà mỗi người Việt ở trong và ngoài nước đã gửi về Mặt trận, nó mang giá trị tinh thần lớn lao, thể hiện sự chung tay của nhân dân Việt Nam tới Đảng, Nhà nước, tới những người nơi tuyến đầu chống dịch và mang theo niềm tin đẩy lùi đại dịch COVID-19.

Tại phiên họp, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đưa ra nhiều kiến nghị quan trọng:

Vấn đề nổi bật đầu tiên mà Chủ tịch Trần Thanh Mẫn muốn kiến nghị đó là việc Chính phủ cần chỉ đạo và có cuộc họp với các bộ ngành liên quan nhằm sớm giải ngân số tiền mà các tổ chức, cá nhân gửi tới Mặt trận ủng hộ phòng, chống dịch.

Xuất phát từ thực tế có những đơn vị, doanh nghiệp đăng ký ủng hộ về trang thiết bị thông qua UBTƯ MTTQ Việt Nam nhưng đã chuyển trực tiếp về Bộ Y tế để thuận tiện cho việc mua sắm trang, thiết bị; đồng thời, UBTƯ MTTQ Việt Nam cũng chuyển số tiền ủng hộ 255 tỷ đồng sang Bộ Y tế. Tổng số tiền đã chuyển lên tới trên 526 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay, các thủ tục về thanh, quyết toán vẫn chưa được giải quyết, bởi vậy, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đề nghị cần phải có giải pháp kịp thời cho những vướng mắc này để phân bổ tiền tới các địa phương. Từ đó mỗi địa phương sẽ chịu trách nhiệm mua sắm trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 tại thời điểm hiện tại cũng như sau này.

Bên cạnh đó, hiện vật mà các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân gửi tới Mặt trận đều được phân bổ kịp thời tới Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế để chuyển tới các bệnh viện, khu cách ly trên cả nước.

Thứ 2: trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho rằng, nhân dân không thể chủ quan trước dịch bệnh và Chính phủ cần có những giải pháp đồng bộ để phòng, chống dịch trong thời gian tới.

“Dù Việt Nam đã bước đầu ngăn chặn, đẩy lùi dịch COVID-19 nhưng khi mở cửa đường hàng không, đường bộ, đường thủy, lượng khách du lịch vào Việt Nam sẽ đông và tình hình lây nhiễm sẽ khó kiểm soát”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn trăn trở.

Vấn đề thứ 3 mà Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đề cập tới chính là việc rà soát, hoàn thiện và ban hành các cơ chế để cắt giảm đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, từ đó tạo đà cho doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh.

“Từ dự báo của các địa phương về tình hình phát triển của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới, nhất là đối với hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Từ đó, kéo theo lao động mất việc làm, thu nhập không ổn định, nhất là ngành dịch vụ, du lịch gặp rất nhiều khó khăn. Do đó cần tiếp tục đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và nhân dân để phục hồi sản xuất kinh doanh”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nêu rõ.

Giải pháp cho vấn đề này, Người đứng đầu MTTQ Việt Nam cho rằng, với khu vực doanh nghiệp, trước hết cần tập trung khắc phục ngưng trệ trong sản xuất kinh doanh, không để gián đoạn chuỗi cung ứng, lưu chuyển thương mại, gia tăng nguyên liệu đầu vào tìm đầu ra, duy trì hoạt động tín dụng, nhất là miễn giảm kịp thời các loại thuế, phí, giãn hoãn thời gian nộp thuế, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Đặc biệt vấn đề miễn giảm các loại thuế, phí thủ tục cần đơn giản hóa, làm sao để thanh tra đừng trùng lặp vì doanh nghiệp đang rất khó khăn, không có thu nhập, không trả được lương cho người lao động.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để cuộc sống nhân dân trở lại bình thường, cải thiện thu nhập cho người lao động, giảm tỉ lệ lao động thất nghiệp, ngừng việc, tạm nghỉ ở các khu du lịch, dịch vụ, da giầy, vận tải, hàng không.

Vấn đề thứ 4 Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đề nghị là cần kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có đóng góp lớn trong công tác phòng chống dịch, nhất là đội ngũ nhân viên ngành y tế, quân đội, công an - những người nơi tuyến đầu chống dịch.

Vấn đề thứ 5 chính là tình trạng không có việc làm, không có thu nhập dẫn đến nguy cơ tệ nạn xã hội, trộm cắp, cướp giật gây rối, buôn lậu, sản xuất hàng giả, đầu cơ nâng giá trục lợi rất đáng lo ngại tình hình an ninh trật tự. Vì vậy, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho rằng cần tiếp tục đấu tranh trấn át tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sống cho nhân dân.

Giáo dục, đào tạo là vấn đề thứ 6 mà Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đề cập tới, bởi sau 3 tháng học sinh nghỉ học, phụ huynh lo lắng khi việc dạy và học có thực sự truyền tải hết lượng kiến thức tới các em học sinh, việc đảm bảo an toàn có thực sự an toàn với các em hay không, ngành giáo dục cần tuyên truyền rõ về vấn đề này.

“Vấn đề thi tốt nghiệp ra sao, tuyển sinh đại học thế nào, đây là điều người dân băn khoăn và gửi rất nhiều kiến nghị tới MTTQ Việt Nam, chúng tôi sẽ tập hợp gửi tới kỳ họp QH sắp tới”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn chia sẻ.

Một vấn đề đặc biệt quan trọng nữa mà Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đề cập tới có liên quan trực tiếp đến gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ. Theo đó, MTTQ các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội, ngành Lao động Thương binh và Xã hội, các sở, ngành giám sát gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ để đảm bảo tính chặt chẽ, chính xác ngay từ đầu trong việc xác định đối tượng được thụ hưởng chính sách; danh sách tổng hợp phải rõ ràng từ tên tuổi, địa chỉ đến mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ.

“Chúng tôi tăng cường giám sát gói 62 nghìn tỷ ở các địa phương, giám sát ngay từ lúc lập danh sách để không có bất cứ một sai phạm nào trong gói hỗ trợ này”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn khẳng định.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản