Tin mới

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực kiểm tra, giám sát tại Lâm Đồng

(Mặt trận) - Sáng 27/4, Đoàn công tác của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại Lâm Đồng để tiến hành kiểm tra, khảo sát việc thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh giai đoạn 2013 – 2021.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến chủ trì Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3 đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (yagi) gây ra

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ đợt 3 số tiền 948 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (yagi)

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trao quyết định nghỉ hưu cho các Phó Chủ tịch nhiệm kỳ 2019-2024

Ông Ngô Sách Thực – Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu kết luận tại buổi làm việc 

Tham dự buổi làm việc với đoàn có ông Võ Ngọc Hiệp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, đại diện HĐND tỉnh, Ban Tổ chức, Ban Dân vận Tỉnh ủy, các tổ chức chính trị - xã hội, MTTQ một số huyện, thành phố.

Ông Trương Thành Được – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh báo cáo tóm tắt với đoàn công tác: Ngay sau khi có Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đã lãnh đạo các cấp ủy Đảng trong tỉnh tăng cường công tác quán triệt, triển khai công tác giám sát và phản biện xã hội; ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước.

Định kỳ, trong các cuộc họp, giao ban, sơ kết, tổng kết hàng năm, Thường trực Tỉnh ủy thường xuyên chỉ đạo, định hướng công tác giám sát và phản biện xã hội, chỉ đạo Đảng đoàn, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh triển khai thực hiện nhiệm vụ; chỉ đạo cấp ủy, chính quyền quan tâm tạo điều kiện, phối hợp để MTTQ phát huy vai trò, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát và phản biện xã hội, chỉ đạo nghiêm túc tiếp thu, phản hồi ý kiến kiến nghị giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh.

Từ năm 2013 - 2021, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức 25 chuyên đề giám sát. Cụ thể như: Giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với người có công thông qua tổng rà soát thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; giám sát thực hiện khoán kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn và thôn, tổ dân phố theo Nghị quyết số 87/2013/NQ-HĐND ngày 05/12/2013 của HĐND tỉnh; giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất tại các xã nghèo theo chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đến năm 2015 theo Quyết định số 20/2013/QĐ-UB ngày 02/4/2013 của UBND tỉnh; giám sát thực hiện một số quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật của UBND tỉnh đối với UBND huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016 - 2021; giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người được quy hoạch vào cấp ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; giám sát về việc phát triển nhà lưới, nhà kính phục vụ sản xuất nông nghiệp tác động đến cảnh quan, môi trường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Từ năm 2013 - 2021, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh đã tổ chức 79 chuyên đề giám sát.  MTTQ tỉnh đã tổ chức góp ý trên 460 dự thảo văn bản do sở, ban, ngành của tỉnh chủ trì soạn thảo.

Nhìn chung, thời gian qua, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh đã tập trung thực hiện hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội theo chương trình, kế hoạch đề ra. Nội dung giám sát phù hợp với thực tế của địa phương, cơ sở, đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của người dân.

Sau khi nghe đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh báo cáo tóm tắt theo đề cương của đoàn công tác, các thành viên của đoàn đã đặt câu hỏi làm rõ một số vấn đề, nhiệm vụ liên quan đến giám sát, phản biện xã hội.

Đoàn đánh giá MTTQ tỉnh đã phân định rõ, đúng quy trình, phản biện và góp ý. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy liên quan về công tác chỉ đạo trong giám sát, phản biện làm rất tốt, thể hiện rõ vai trò lãnh đạo, quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy. Số liệu thực hiện vai trò giám sát đối với cấp huyện, xã làm tốt… Đồng thời, thành viên trong đoàn cũng gợi mở một số nội dung cần làm rõ hơn.

Đại diện Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các sở ngành đã giải trình, làm rõ hơn một số vấn đề thành viên đoàn nêu.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng Võ Ngọc Hiệp đã ghi nhận, tiếp thu các ý kiến góp ý, phân tích, đề xuất của các thành viên đoàn công tác và của trưởng đoàn giám sát.  Qua đó, giúp Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh tiếp tục phát huy những mặt đã làm được. Đặc biệt là đoàn lưu ý tỉnh cần tập trung phát huy sự lãnh đạo của cấp ủy, phối hợp với chính quyền, quy trình thủ tục thực hiện giám sát, phản biện để vai trò, vị trí, nhiệm vụ của MTTQ thực sự được phát huy. Tập trung  khắc phục một số tồn tại như chất lượng kiểm tra, giám sát đôi lúc đôi nơi chưa cao. Chưa phát huy vai trò chủ thể trong giám sát.

Đồng thời, kiến nghị Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp tục nghiên cứu thể chế hóa cụ thể cho các tổ chức chính trị - xã hội. Giám sát, phản biện xã hội cấp xã hiện nay còn gặp khó khăn. Cần đưa nội dung thu thập hồ sơ tài liệu có liên quan đến công tác giám sát, phản biện xã hội vào quy trình giám sát phản biện.

Đề nghị Trung ương thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên đề hướng dẫn nghiệm vụ cho. Nên bổ sung quy định thời hạn giải quyết khi có kiến nghị của Ủy ban MTTQ sau giám sát, phản biện mang tính chất chế tài. Cần bổ sung thay thế một số điểm quy định mới trong Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị về thực hiện giám sát, phản biện cho phù hợp giai đoạn hiện nay.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Ngô Sách Thực – Phó Chủ tịch Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ghi nhận, đánh giá cao kết quả thực hiện các quy định về giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể tỉnh Lâm Đồng. Đặc biệt, Lâm Đồng nhận được sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, cấp ủy các cấp trong lãnh đạo chỉ đạo công tác giám sát, phản biện. Quan tâm đến những nội dung Nhân dân quan tâm, bức xúc để giám sát.

Tuy nhiên, thời gian tới, đề nghị Lâm Đồng cần tiếp tục chỉ đạo tăng cường phối hợp với chính quyền. Từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của giám sát, phản biện. Tập trung nội dung giám sát có trọng tâm, trọng điểm, tránh trùng lắp với các các quan, đơn vị khác. Lưu ý theo dõi, đôn đốc giải quyết kiến nghị sau giám sát, sau phản biện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức của Nhân dân và toàn xã hội về thực hiện giám sát và phản biện xã hội.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản