Tin mới

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực kiểm tra, khảo sát công tác giám sát, phản biện xã hội tại Hải Phòng

(Mặt trận) - Sáng 23/5, Đoàn công tác của UBTƯ MTTQ Việt Nam do ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, khảo sát công tác giám sát, phản biện xã hội tại thành phố Hải Phòng.

Hơn 2 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống

Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật UBTƯ MTTQ Việt Nam tổng kết công tác nhiệm kỳ 2019 - 2024

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến chúc mừng Giáng sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực phát biểu tại cuộc làm việc

Tham dự cuộc làm việc có ông Vy Tư Liệu, Vụ trưởng Vụ đoàn thể nhân dân, Ban Dân vận Trung ương; đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội Trung ương; ông Cao Xuân Liên, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN thành phố; ông Bùi Đức Quang, Phó Chủ tịch HĐND thành phố, cùng đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Dân vận Thành ủy, Văn phòng Thành ủy, Thanh tra thành phố, lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội thành phố, Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN một số quận, huyện.

Những năm qua, công tác giám sát, phản biện xã hội của Uỷ ban MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Hải Phòng đã được Thành uỷ, cấp uỷ, chính quyền các cấp, các cơ quan liên quan quan tâm chỉ đạo, phối hợp, tạo điều kiện triển khai nghiêm túc, bài bản, đúng quy trình, hiệu quả. Các hình thức giám sát được áp dụng linh hoạt, phù hợp giữa 3 hình thức (tổ chức đoàn giám sát, thông qua văn bản, tham gia giám sát với các cơ quan, tổ chức).

Nội dung giám sát tập trung vào những vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm, băn khoăn, bức xúc. Một số nội dung được duy trì giám sát nhiều năm (công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; bảo vệ môi trường…) đồng thời chuyển từ lựa chọn nội dung giám sát đơn giản đến những nội dung khó, nhạy cảm như công tác cán bộ, đảng viên, giám sát người đứng đầu… Các kết luận giám sát khá sâu sát, mang tính xây dựng cao.

Các đoàn giám sát đều được lãnh đạo chủ chốt các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị bố trí làm việc, trao đổi, trực tiếp tiếp thu các ý kiến đóng góp, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc điều chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế đoàn giám sát đã chỉ ra.

Giai đoạn 2013-2021, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố đã chủ trì giám sát 135 cuộc; tham gia giám sát với Đoàn ĐBQH thành phố, HĐND, các ban HĐND TP trên 300 cuộc. Các tổ chức chính trị - xã hội thành phố chủ trì giám sát 178 cuộc, nội dung tập trung vào các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của đoàn viên, hội viên. Ở cấp huyện, Mặt trận Tổ quốc các quận, huyện thực hiện 723 cuộc giám sát, tập trung vào các nội dung như: quy chế dân chủ ở cơ sở, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; thực hiện chính sách đối với hộ nghèo, cận nghèo, người có công, người cao tuổi; việc kiểm kê, đền bù giải phóng mặt bằng… Các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện đã chủ trì giám sát 338 cuộc. Ở cấp xã, Mặt trận các xã/phường/thị trấn chủ trì giám sát 1.561 cuộc; các Ban Thanh tra nhân dân giám sát 5.445 cuộc, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát 4.072 công trình.

Công tác phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam các cấp dần đi vào nề nếp, số hội nghị phản biện tăng dần, nội dung phản biện được lựa chọn phù hợp, phát huy được vai trò của các chuyên gia, Hội đồng tư vấn. Các ý kiến phản biện của Mặt trận tương đối chất lượng, được cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu khá nghiêm túc.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội các cấp thành phố còn bộc lộ một số hạn chế nhất định như nội dung giám sát chưa phong phú, phản biện xã hội ở cấp xã còn lúng túng...

Ông Cao Xuân Liên, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN thành phố Hải Phòng phát biểu tại cuộc làm việc

Tại cuộc làm việc, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ một số nội dung: Việc thực hiện các hình thức giám sát, phản biện; thực hiện quy định về kinh phí giám sát, phản biện; công tác cán bộ và việc huy động nhân lực phục vụ hoạt động giám sát, phản biện; công tác đôn đốc, theo dõi việc thực hiện các kiến nghị của đoàn giám sát; giải pháp nâng cao công tác giám sát, phản biện tại cấp xã; việc phối hợp giữa Mặt trận và các tổ chức chính trị  - xã hội; các nội dung hướng dẫn của Mặt trận cấp trên; vai trò của truyền thông trong giám sát, phản biện; những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện hoạt động giám sát, phản biện xã hội…

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực ghi nhận, đánh giá cao kết quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội các cấp thành phố đạt được trong thời gian qua.

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực đề nghị thời gian tới MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội các cấp thành phố cần: Tiếp tục quán triệt, làm tốt công tác tuyên truyền trong hệ thống chính trị về công tác giám sát, phản biện của MTTQ; bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng giám sát, phản biện xã hội cho đội ngũ cán bộ Mặt trận. Gương mẫu thực hiện; chuẩn hoá năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, tăng cường công tác phối hợp; tham gia xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật, xây dựng kênh để người dân tham gia góp ý trực tiếp; tăng cường chỉ đạo, phát huy vai trò chủ thể trong công tác giám sát, phản biện xã hội…

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản