Tin mới

Tuyên truyền để cử tri không đi bầu cử thay, bầu cử hộ và thực hiện quyền giám sát

(Mặt trận) - Tại cuộc trao đổi trực tuyến về nội dung bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực đã nhấn mạnh đến vai trò của Mặt trận các cấp khi tuyên truyền tuyên truyền vận động cử tri tích cực tham gia bầu cử, tránh tình trạng đi bầu cử hộ, bầu cử thay và thực hiện giám sát bầu cử bằng cách nghiên cứu kỹ về danh sách người ứng cử.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến: Tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến: Đổi mới tư duy, phương thức, cách tiếp cận và nội dung các hoạt động đối ngoại nhân dân

Infographic: 10 hoạt động và sự kiện nổi bật của công tác Mặt trận trong năm 2024

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực. Ảnh: Quang Vinh

Đến dự cuộc phỏng vấn trực tuyến có Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia Bùi Văn Cường; Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực; Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, Phó Trưởng Tiểu ban thường trực, Tiểu ban An ninh, trật tự bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Bộ Công an; Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Ủy viên Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội Nguyễn Chí Đoàn.

Đề cập vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác bầu cử, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực nêu rõ: Theo quy định của pháp luật, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền và trách nhiệm tham gia cuộc bầu cử, góp phần bảo đảm để cuộc bầu cử tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân. Cụ thể, 5 trách nhiệm chủ yếu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm: Một là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ động triển khai sớm, tích cực tham gia đề xuất với Quốc hội ra văn bản hướng dẫn và tham gia hướng dẫn như: ban hành Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14 ngày 11/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong bầu cử bổ sung (Nghị quyết số 1186).

Nghị quyết liên tịch số 09/2021/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTƯMTTQVN ngày 15/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử ĐBQH khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 (Nghị quyết liên tịch số 09).

Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng ban hành 2 Thông tri. Đó là, Thông tri số 12/TT-MTTW-BTT ngày 18/01/2021 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiểm tra, giám sát công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Thông tri số 13 /TTr-MTTW-BTT ngày 19/01/2021 của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cuộc bầu cử  ĐBQH khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 (gọi tắt là Thông tri số 13).

Thứ hai là UBTƯ MTTQ Việt Nam tham gia thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử. Theo đó, căn cứ vào cơ cấu, thành phần, số lượng của các tổ chức phụ trách bầu cử được quy định, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cử đại diện lãnh đạo tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử; bảo đảm đủ cơ cấu, thành phần của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia các Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Thứ ba, UBTƯ MTTQ Việt Nam chủ trì 3 hội nghị hiệp thương. Để nâng cao chất lượng của các hội nghị hiệp thương, đảm bảo nguyên tắc dân chủ thì kỳ bầu cử này có một số điểm mới, như khi ban hành Nghị quyết liên tịch số 09/2021/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTƯMTTQVN còn quy định thêm về trường hợp những người ứng cử không đạt trên 50% số phiếu tín nhiệm của cử tri và hướng dẫn về số dư người ứng cử. Không đưa vào danh sách để hiệp thương đối với những trường hợp người ứng cử không đạt trên 50% số phiếu tín nhiệm của cử tri tham dự hội nghị lấy ý kiến tại nơi công tác hoặc nơi làm việc, nơi cư trú.

Về số dư người ứng cử, Nghị quyết liên tịch số 09 và Thông tri số 13 đã bổ sung hướng dẫn cụ thể về số dư người ứng cử để làm cơ sở cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan, tổ chức lưu ý trong quá trình giới thiệu, hiệp thương, tránh tình trạng tại các hội nghị hiệp thương lần thứ hai, thứ ba không có đủ số dư người ứng cử để hội nghị xem xét lựa chọn.

Thứ tư, tổ chức hội nghị cử tri, tổ chức hội nghị cử tri ở thôn, tổ dân phố để lấy ý kiến nhận xét đối với người ứng cử  ĐBQH, đại biểu HĐND cư trú thường xuyên tại địa phương;  hội nghị tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử.

Hiện tại công việc vận động bầu cử đang được tiến hành tích cực, khẩn trương sao cho phù hợp với tình hình dịch COVID-19.Thời gian tổ chức vận động bầu cử sẽ được kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24h (trước 7h00 ngày 22/5/2021).

Thứ năm, tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia bầu cử, tránh tình trạng đi bầu cử hộ, bầu cử thay và thực hiện giám sát bầu cử bằng cách động viên cử tri nghiên cứu kỹ về danh sách người ứng cử.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản