Tin mới

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vùng đồng bào dân tộc

(Mặt trận) - Tiếp tục Chương trình giám sát kết quả 3 năm thực hiện Kết luận số 01/KL-ĐCT ngày 20/8/2015 của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam trong công tác dân tộc, ngày 7/9, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam đã có buổi làm việc với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Giang.

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tham dự buổi làm việc có ông Triệu Tài Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang; ông Ly Mí Lử, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Giang cùng đại diện các sở, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Hà Giang.

Quang cảnh buổi làm việc.

Đẩy lùi nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Ông Ly Mí Lử, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Giang cho biết, Hà Giang là tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc của Tổ quốc, tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm 87,2%. Sau 3 năm thực hiện Kết luận 01/KL-ĐCT, đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số có sự chuyển biến rõ rệt, nhận thức ngày càng được nâng lên. Mặt trận các cấp trên toàn tỉnh đã chủ động vận động đồng bào các dân tộc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, gìn giữ tiếng nói, văn hóa, nghệ thuật, các phong tục, lễ hội tiến bộ và thay đổi thói quen, tập quán lạc hậu, bài trừ các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phát huy vai trò của 1.972 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, 12 cá nhân cốt cán trong cộng đồng người Hoa, 170 cá nhân cốt cán trong phong trào tôn giáo để tuyên truyền và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc trên địa bàn.

Với chiều dài đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc là 277,556 km, Ủy ban MTTQ tỉnh đã có văn bản đề nghị cấp ủy, chính quyền các huyện, thành phố quan tâm, tạo điều kiện cho Mặt trận các cấp triển khai giao lưu, hợp tác với các địa phương giáp biên phía Trung Quốc; vận động nhân dân phát hiện, ngăn chặn các vụ việc bắt cóc, buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới; vận động nhân dân giúp đỡ các lực lượng cắm mốc để thực hiện dự án tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc giới…

Theo ông Đặng Đình Nhiêu, Phó Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, nhờ đẩy mạnh tuyên truyền mà nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn dần được đẩy lùi. Thông qua các mô hình điểm tại các trường học như Câu lạc bộ “Tiền hôn nhân” và “Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”, hay các mô hình tuyên truyền bằng hình ảnh về hôn nhân cận huyết thống tại thôn, bản và phát huy vai trò của đội ngũ người có uy tín, để ngăn ngừa nạn tảo hôn… Từ những mô hình cụ thể trên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Giang, tỷ lệ tảo hôn giảm còn 7,3%, hôn nhân cận huyết thống còn 0,03%.

Chia sẻ về vai trò của Bộ đội Biên phòng Hà Giang trong tuyên truyền, vận động nhân dân tại các xã giáp biên, ông Nông Thế Hanh, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang cho biết, đơn vị đã trú trọng đẩy mạnh tuyên truyền miệng và hình ảnh về các văn bản pháp luật theo hướng ngắn gọn, thiết thực bằng tiếng dân tộc để bà con nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Bộ đội Biên phòng đã vận động 33/34 xã biên giới ký kết với các hương, trấn nước bạn, tạo điều kiện cho nhân dân hai nước trao đổi giao thương hiệu quả, gìn giữ đường biên giới hòa bình, hữu nghị.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh phát biểu tại buổi làm việc.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh khẳng định, để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tỉnh đã thành lập Trung tâm sản xuất Chương trình truyền hình dân tộc và có tổ tư vấn bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc, bao gồm những người am hiểu văn hóa, phong tục tập quán để tư vấn cho Ban Tuyên giáo tỉnh và Trung tâm Truyền hình duy trì tiếng nói, chữ viết vùng có đông đồng bào dân tộc.

“Hà Giang đã thành lập mô hình văn hóa thôn bản, mô hình dân vận thôn bản để gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống, đưa văn hóa vào trường học, cũng như  quan tâm khảo sát, phục dựng các lễ hội của đồng bào các dân tộc để gắn với phát triển du lịch”, ông Triệu Tài Vinh thông tin.

Quan tâm kiện toàn đội ngũ cán bộ Mặt trận làm công tác dân tộc

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Hầu A Lềnh biểu dương những kết quả nổi bật trong triển khai Kết luận số 01/KL-ĐCT của tỉnh Hà Giang thời gian qua, và khẳng định hệ thống cơ chế, chính sách có liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được Đảng, Nhà nước ban hành đồng bộ và có nhiều chính sách đã đi vào cuộc sống, các địa phương đã triển khai tích cực, tập trung hỗ trợ, cải thiện đời sống nhân dân.

“Hà Giang đã ban hành nhiều chính sách cụ thể cho các nhóm đối tượng, khu vực, cộng đồng riêng. Những chính sách có tính kiểu mẫu này góp phần đảm bảo đời sống, làm cho người dân tin vào chính quyền, yên tâm phát triển sản xuất”. Ông Hầu A Lềnh đánh giá.

Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hầu A Lềnh phát biểu tại buổi làm việc.

Để tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam trong công tác dân tộc, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hầu A Lềnh đề nghị MTTQ và các đoàn thể tỉnh Hà Giang tiếp tục bám sát vào nội dung Kết luận 01/KL-ĐCT cụ thể hóa kế hoạch và triển khai hiệu quả hơn thông qua việc phát huy tối đa hình thức tuyên truyền miệng từ đoàn viên, hội viên, các Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư và đội ngũ già làng, trưởng bản. Trong công tác phối hợp, cần có sự thống nhất giữa Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội để tránh hiện tượng trùng đối tượng, trùng địa bàn nhưng nội dung truyền tải khác nhau.

Bên cạnh đó, MTTQ tỉnh cần quan tâm đổi mới hình thức, nội dung, cách thức tổ chức giám sát và có những kiến nghị sau giám sát phù hợp với từng địa bàn dân cư. Để phản biện xã hội hiệu quả, MTTQ tỉnh cần củng cố, kiện toàn hội đồng tư vấn, khi tham gia phản biện phải có chất lượng, đảm bảo chính xác và để khi luật ban hành phải đi vào cuộc sống.

Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hầu A Lềnh cũng lưu ý tỉnh Hà Giang tiếp tục tăng cường hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác; quan tâm kiện toàn đội ngũ cán bộ Mặt trận làm công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát huy vai trò của người có uy tín trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân; đảm bảo chế độ, chính sách cho người có uy tín, duy trì các hình thức khen thưởng, biểu dương kịp thời với những đóng góp tích cực của người có uy tín trên địa bàn…

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản