Tin mới

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội quan ngại dấu mật bị lạm dụng

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cảnh báo tình trạng lợi dụng bảo mật để không công khai các thông tin liên quan đến phòng, chống tham nhũng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước.

Phát biểu đóng góp ý kiến cho dự án Luật, bà Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (đại biểu Quốc hội đoàn Thái Nguyên) đề cập tới 2 xu hướng lộ bí mật Nhà nước.

Xu hướng thứ nhất cho rằng bí mật Nhà nước bị lộ trong một số trường hợp trên môi trường mạng. Có những văn bản mật của các cơ quan quan trọng cũng bị chụp đưa lên mạng, ảnh hưởng lợi ích quốc gia.

Xu hướng thứ hai là lạm dụng mật, đóng dấu mật vào những văn bản không mật, danh mục mật thì chậm rà soát sửa đổi, có danh mục từ năm 2000 - 2004 nhưng vẫn áp dụng.

 Bà Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)

“Có cơ quan đóng dấu mật cả danh sách vụ trưởng hiện hành, đóng dấu vào chất vấn của đại biểu Quốc hội, trong đó không có thông tin mật nhưng vẫn đóng dấu mật khiến đại biểu Quốc hội không thể trả lời cử tri”, bà Nga nói.

Nhiều thông tin phòng chống tham nhũng cũng bị lợi dụng bảo mật để không công khai, không chỉ ảnh hưởng đến phòng chống tham nhũng mà còn quy chụp.

Qua theo dõi các vụ án thì thấy một số cá nhân rơi vào lao lý trong những trường hợp văn bản luật không rõ ràng, ví dụ như báo chí, thậm chí một số cán bộ trong trường hợp bị quy làm lộ bí mật Nhà nước.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Quốc hội cũng cho rằng, phạm vi quy định của tối mật, tuyệt mật, mật là quá rộng, đồng thời cho hay, vừa qua trong các phiên thảo luận về công tác tư pháp, Uỷ ban Thẩm tra, đại biểu Quốc hội cũng lúng túng vì nhận được 5 văn bản của Bộ Công an, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội đóng dấu mật, mà Uỷ ban Tư pháp không đóng dấu mật là rất khó. Trong khi tra trong pháp lệnh thấy đa số không còn mật nữa, nhưng lại chậm sửa đổi.

Đại biểu Nguyễn Văn Được (đoàn Hà Nội) cũng cho rằng, các văn bản không được giải mật kịp thời sẽ hạn chế quyền tiếp cận thông tin của công dân.

Theo ông Được, tình trạng lộ, lọt bí mật Nhà nước rất phức tạp trên internet, gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng có hiện tượng xác định tùy tiện không mật cũng đóng dấu mật, hoặc chỉ mật nhưng đóng dấu tuyệt mật, tối mật… Vì thế, ngoài việc căn cứ vào mức độ gây thiệt hại, cần căn cứ vào mức độ quan trọng của thông tin khi đóng dấu mật.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, dự luật đang được tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét thông qua theo đúng quy trình.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản