Tin mới

Cử tri đánh giá cao Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ tập trung cho phòng, chống dịch

(Mặt trận) - Qua theo dõi phiên thảo luận của Quốc hội sáng 25/7, cử tri nhiều địa phương đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ đối với công tác phòng, chống dịch bệnh, vừa đảm bảo mục tiêu kép cũng như các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến cuối năm. Đặc biệt là việc Quốc hội rút ngắn thời gian kỳ họp, làm việc cả vào ngày chủ nhật, quyết tâm đồng hành cùng Chính phủ trong việc kiểm soát dịch bệnh.

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam cùng đại biểu tham dự kỳ họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN 
 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao đổi với Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ tập trung cho phòng, chống dịch 

Tiến sĩ khoa học Nguyễn Hữu Cường, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, các đại biểu phát biểu rất thẳng thắn ngắn ngọn, đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế rất cụ thể, chi tiết, rõ ràng, nêu bật được những vấn đề "nóng" hiện nay. Trong 6 tháng đầu năm 2021, mặc dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, nhưng vượt lên trên khó khăn chung, bức tranh kinh tế - xã hội của Việt Nam vẫn ở gam màu sáng là chủ đạo với việc tiếp tục duy trì ổn định và đạt được một số kết quả tích cực. Các đại biểu Quốc hội đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, các nội dung được cử tri cả nước đang quan tâm, nhất là tăng cường giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 để bảo vệ sinh mạng và sức khỏe của nhân dân, các giải pháp thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Trong thời gian tới, việc tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu kép là nhiệm vụ hết sức khó khăn nhưng cần kiên trì thực hiện. Tôi cho rằng việc Quốc hội, giao Chính phủ, Thủ tướng quyền chủ động quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp quy định về phòng chống COVID-19, quyết định việc áp dụng các biện pháp chưa có luật hoặc khác với quy định của một số luật hiện hành để kịp thời ứng phó với đại dịch COVID-19 là rất cần thiết và cần được thực hiện ngay tại kỳ họp này.

Đồng quan điểm này, Nhà giáo Nguyễn Kim Liên, ở khu tập thể Trung Tự, quận Đống Đa - Hà Nội cho rằng: Trong quá trình chống dịch COVID-19 cho thấy, Chính phủ rất quyết tâm, nhân dân đồng tình. Tất cả các yếu tố đó tạo nên công cuộc chống dịch của chúng ta mặc dù rất cam go, rất vất vả nhưng đã đạt được thành tích và tạo niềm tin cho nhân dân đến sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ.

Ông Hoàng Văn Thu, cử tri huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) cho rằng: Kết quả tăng trưởng 6 tháng đầu năm cho thấy sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự chung sức, đồng lòng của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước và lực lượng tuyến đầu chống dịch để kiểm soát dịch bệnh, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Đặc biệt, các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 được triển khai đồng bộ, mạnh mẽ, quyết liệt với mục tiêu hàng đầu là chăm lo, bảo vệ sức khỏe và sinh mệnh của người dân; cố gắng cao nhất bảo đảm các hoạt động sản xuất kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng.

Theo ông Hoàng Văn Thu, các ý kiến tại phiên thảo luận đã bám sát vào tình hình kinh tế - xã hội của đất nước trong 6 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, các giải pháp đưa ra để thúc đẩy phát triển trong 6 tháng cuối năm cũng mang tính khả thi cao như: Chính phủ tiếp tục quán triệt các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội; tích cực triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19, có giải pháp chặn đứng dịch bệnh kịp thời, linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả; quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”, nhưng ưu tiên là tập trung phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu đề ra.

Đề xuất những giải pháp, tháo gỡ khó khăn cụ thể, sát thực thực tế

 Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình Nguyễn Minh Tâm phát biểu. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Ấn tượng với phát biểu của đại biểu Nguyễn Minh Tâm, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình về công tác phòng chống dịch COVID-19, cử tri Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cho biết: Các đại biểu Quốc hội đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, nghiên cứu kỹ các báo cáo, nên có những đề xuất tháo gỡ khó khăn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 cũng như phát triển kinh tế - xã hội rất cụ thể, sát thực thực tế.

Ông Trịnh Hữu Hùng cho rằng trong thời gian qua chúng ta mới chú trọng phòng chống dịch với những giải pháp ngắn hạn, nhưng chưa vạch ra được kế hoạch phòng chống dịch lâu dài, có kịch bản cụ thể đối phó với dịch bệnh, thậm chí phải sống chung với dịch. Đại biểu Nguyễn Minh Tâm cũng đề ra các giải pháp rất hay và sát với thực tế là phải quan tâm hơn nữa đối với những người đang trong khu cách ly về đời sống tinh thần, tạo điều kiện để họ vui chơi, giải trí. Chính phủ cũng cần quyết liệt hơn nữa trong việc tinh giảm biên chế, hỗ trợ ngư dân bám biển…

Thanh Hóa làm khá tốt công tác phòng chống dịch. Tính từ đầu đợt dịch thứ 4 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã ghi nhận 27 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 10 ca tái dương tính. Đây đều là các ca bệnh xâm nhập từ nước ngoài, tỉnh ngoài về. Các cấp chính quyền địa phương và cơ quan chức năng thực hiện rất tốt việc truy vết thần tốc F1, F2, F3 để kịp thời cách ly từ đó hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan ra cộng đồng... 

Cử tri Lê Minh Nghĩa, Giám đốc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa đồng tình với phát biểu của đại biểu Trần Văn Tiến, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc về việc cần nghiên cứu các cơ chế, chính sách, hỗ trợ phục hồi kinh tế. Việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công cũng là giải pháp rất hữu hiệu để phục hồi nền kinh tế.

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Xuân Hoanh, những khó khăn của nền kinh tế trong đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng ngày càng sâu vào từng người lao động và từng doanh nghiệp. Trong đó ngành du lịch là một những ngành bị thiệt hại nặng nề nhất, các doanh nghiệp du lịch của nước ta chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên rất khó khăn khi diễn biến của dịch bệnh tiếp tục phức tạp, kéo dài. Do đó, Chính phủ cần có chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch như: khoanh nợ, giãn nợ, được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi… để giúp doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch. Cử tri cũng cho rằng, cùng với việc phòng, chống dịch, các cấp, các ngành cần chủ động xây dựng các phương án duy trì sản xuất kinh doanh, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để phục hồi ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Bà Phạm Tâm Hiếu, 50 năm tuổi Đảng ở phố Giảng Võ, quận Ba Đình - Hà Nội thì quan tâm đến việc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP về hỗ trợ an sinh xã hội cho người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, các đại biểu đã chỉ rõ các giải pháp làm thế nào để gói hỗ trợ đến đúng người, đúng thời điểm, để gói hỗ trợ an sinh đó thực sự có hiệu quả. Đó là để tránh trường hợp chồng chéo, trùng lặp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cùng ngành Thuế sẽ rà soát, sàng lọc, bảo đảm mỗi người chỉ nhận được một chính sách hỗ trợ mức cao nhất. Người được hỗ trợ phải có hoàn cảnh khó khăn, không phải tất cả lao động tự do đều được hỗ trợ...

Cử tri Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long mong muốn Quốc Hội, Chính phủ thực hiện quyết liệt hơn nữa các giải pháp phòng, chống dịch COVID 19, trong đó chủ động đàm phán mua và tiêm vaccine cho toàn dân và đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất vaccine của Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ tập trung giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế; tăng cường giải ngân vốn đầu tư công, quan tâm đến phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là phát triển hạ tầng giao thông. Ngoài ra, Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong điều kiện dịch COVID 19, nhằm hạn chế lây nhiễm, đảm bảo được sản xuất kinh doanh thông suốt và quản lý nhà nước hiệu quả hơn. 

Cử tri Nguyễn Mạnh Hùng tin tưởng, với sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm sâu sát của Quốc Hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự chung sức, đồng lòng của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước và lực lượng tuyến đầu chống dịch, dịch bệnh COVID-19 sẽ được kiểm soát, các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 sẽ được thực hiện thắng lợi.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản