Tin mới

“Khai man lý lịch, dối trá bằng cấp là sự dối Đảng, lừa dân“

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

Thời gian vừa qua, một số cán bộ được bổ nhiệm đã sử dụng bằng cấp không được cơ quan giáo dục của Việt Nam công nhận đã khiến dư luận hết sức lo ngại.

Về vấn đề trên, bên hành lang Quốc hội, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) cho rằng, thời gian vừa qua, có một số cán bộ khai bằng cấp trong hồ sơ như là bằng cấp được công nhận ở cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, những bằng cấp mà cán bộ khai trong lý lịch lại chưa được công nhận tại Việt Nam.

Theo đại biểu Lê Thanh Vân, các cán bộ sống ở Việt Nam thì phải tuân theo luật pháp nên những bằng cấp mà người đó khai trong hồ sơ nhưng không được Bộ GD-ĐT công nhận thì phải xem xét trên cơ sở là do lỗi vô ý hay cố ý.

 Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) - ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Thông thường, những cán bộ sử dụng bằng cấp không được các cơ quan chức năng công nhận là do lỗi cố ý. Những thói háo danh, coi trọng bằng cấp, không coi trọng việc thực học mà chỉ sử dụng bằng cấp cho việc bổ nhiệm thì cần phải xử lý nghiêm.

Ngoài ra, có trường hợp cán bộ là mượn bằng cấp người khác để khai. Đó là những người lợi dụng những người cùng họ, cùng tên để khai vào lý lịch. Ví dụ như có cán bộ khai cả bằng Thạc sĩ không được công nhận. Trường hợp này cũng phải xử lý nghiêm.

Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, việc xử lý những trường hợp cán bộ sử dụng bằng cấp không được công nhận có trách nhiệm của 2 cơ quan. Đối với chức vụ do Ban Bí thư hoặc từ Ban Tổ chức Trung ương trở lên quản lý thì Ban Kiểm tra Trung ương phải vào cuộc thẩm tra, rà soát lại.

Hiện nay, có những trường hợp cán bộ sử dụng bằng cấp không được công nhận mà báo chí nêu đang được Ban Kiểm tra Trung ương tích cực vào cuộc làm rõ.

Còn chức danh thuộc sự quản lý của hệ thống ngành, cơ quan Nhà nước thì Thanh tra Chính phủ, Bộ GD-ĐT phải vào cuộc thẩm tra lại. Trong đó, Bộ GD-ĐT là cơ quan quản lý Nhà nước về văn bằng chứng chỉ, phải có trách nhiệm phối hợp cùng với các cơ quan kiểm tra của Đảng, Thanh tra của Nhà nước để góp phần làm rõ những trường hợp báo chí nêu trong việc sử dụng sai bằng cấp. Sau đó, các cơ quan chức năng phải có sự trả lời trước công luận về những trường hợp này.

“Bởi vì khai man lý lịch, dối trá bằng cấp là sự dối Đảng, lừa dân phải xử lý thật nghiêm”, đại biểu Lê Thanh Vân nói.

Khi xã hội đang bức xúc về thực trạng một số cán bộ gia tăng về khối lượng tài sản trong lúc đảm nhiệm chức vụ. Rõ ràng, đây là cán bộ có dấu hiệu tham nhũng. Việc kê khai tài sản được một số người giấu đi, sợ bị phanh phui ra thì sẽ bị chỉ trích là tài sản tham nhũng.

Còn để hợp thức hóa tiêu chuẩn cán bộ, một số người lại khai gian bằng cấp. Đây là thói háo danh nên có người không có kiến thực sự, chất lượng kiến thức không đúng.

Đại biểu Lê Thanh Vân nêu quan điểm, việc đánh giá cán bộ dựa trên bằng cấp, số phiếu tín nhiệm trong bối cảnh hiện nay không chính xác. Bởi vì bằng cấp có thể mua bán, giả mạo, mạo danh, mạo nhận. Còn tín nhiệm thì người ta có thể mua phiếu, gian lận trong đánh giá. Điều này không phản ánh thực chất năng lực cán bộ, cá nhân.

Do đó, việc đánh giá cán bộ không nên dựa vào bằng cấp mà phải dựa trên lời nói, việc làm, hành động, năng lực của họ được biểu hiện có tương xứng với nhiệm vụ được giao hay không. Trình độ của cán bộ có vượt trội, khác biệt so với người khác hay không.

Trong lịch sử đã chứng minh, có người không phải ai cũng đỗ đạt cao nhưng tài năng của họ được chứng minh qua thực nghiệm, thực tế.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản