Tin mới

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV thành công ở nhiều phương diện

Nhiều đại biểu nhận xét, kỳ họp Quốc hội đã thành công ở nhiều phương diện, đặc biệt là tính dân chủ của nghị trường ngày càng được phát huy.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

Kết thúc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, bên lề phiên họp ngày 24/11, nhiều đại biểu đánh giá, kỳ họp đã thành công ở các phương diện như: thảo luận và thông qua các dự án luật, những vấn đề quyết sách về kinh tế- xã hội, cách thức điều hành của Quốc hội...và cả trên phương diện truyền thông.

Đặc biệt, trong 3 ngày chất vấn, mặc dù có giới hạn phạm vi và thời gian, nhưng những vấn đề nhân dân quan tâm đều được đại biểu nêu ra và các tư lệnh ngành, thành viên Chính phủ giải đáp.

 Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV.

Đại biểu Lê Thị Thu Hồng, đoàn Bắc Giang nhận thấy các vị đại biểu tinh thần trách nhiệm rất cao, đặc biệt qua phần chất vấn và trả lời chất vấn. Ngoài tinh thần trách nhiệm của các Bộ trưởng, các vị tư lệnh ngành được chất vấn thì những câu hỏi, phần tranh luận của các đại biểu cũng sôi nổi hơn, có chất lượng hơn.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, đoàn Bến Tre nhận định, việc Quốc hội quyết định kéo dài kỳ họp thêm 1 ngày, thay vì kết thúc vào ngày 23/11 như chương trình ban đầu đã thể hiện sự thận trọng khi xem xét, quyết định các vấn đề, các dự án Luật, đảm bảo phù hợp với thực tế.

“Khi Quốc hội xem xét những vấn đề quan trọng thì rất thận trọng và sẵn sàng điều chỉnh chương trình kỳ họp để giải quyết các vấn đề đó. Những vấn đề trước khi được biểu quyết, được xem xét rất thận trọng; những vấn đề khó, những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau thì được lấy phiếu của các đại biểu thăm dò ý kiến trước. Có những việc dự kiến không có trong chương trình nhưng lần này cũng đưa vào” – đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho biết thêm.

Một số đại biểu cũng đánh giá, tại kỳ họp này, tính dân chủ của nghị trường tiếp tục được phát huy. Sự điều hành của chủ tọa các phiên họp càng ngày càng mềm dẻo và linh hoạt, đảm bảo dành tối đa thời gian cho đại biểu đóng góp ý kiến, tranh luận và chất vấn.

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển, đoàn Lâm Đồng quan sát thấy chất lượng chất vấn rất tốt, đặc biệt là những tranh luận. Có rất nhiều đại biểu tích cực tham gia tranh luận, rất đa chiều. Mỗi đại biểu hoạt động trên một lĩnh vực, trên một địa bàn cụ thể và có góc nhìn cụ thể đối với từng vấn đề. Qua những chất vấn, ý kiến đa chiều của đại biểu trên từng vấn đề thì vấn đề được lật đi lật lại sâu sát hơn, giúp cho cơ quan soạn thảo cũng như Quốc hội sẽ có quyết định sát hợp với thực tế.

Một điểm thay đổi của kỳ họp này được nhiều đại biểu đánh giá cao đó là việc tăng số lượng các phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp lên 11 phiên. Điều này thể hiện tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động của Quốc hội đối với cử tri, tạo điều kiện thuận lợi cho cử tri giám sát.

Đại biểu Dương Trung Quốc, đoàn Đồng Nai cho rằng: “Một nguyên tắc hoạt động của Quốc hội phổ quát là phải công khai, trừ những phiên đặc biệt. Bây giờ chúng ta có thêm một công cụ truyền thông thì sự truyền thông càng rộng thì tăng thêm hiệu quả, phù hợp với xu thế dân chủ hiện nay, sự tham gia tham góp và giám sát của cử tri đối với hoạt động Quốc hội. Điều này là tốt, tích cực, hơn thế nữa cũng đòi hỏi là Quốc hội phải nâng cao hơn nữa chất lượng. Người dân không chỉ giám sát Chính phủ mà giám sát chính đại biểu Quốc hội, xem kỹ năng đến đâu, thái độ, trách nhiệm đến đâu và có phản ánh đúng nguyện vọng của cử tri không”.

Dù đánh giá kỳ họp này đã có những đổi mới, nhưng đại biểu Chu Lê Chinh, đoàn Lai Châu cho rằng, thời gian của kỳ họp trong hơn 1 tháng là hơi dài. Nếu có thể rút ngắn trong 3 tuần thì sẽ tốt hơn, vì kỳ họp diễn ra vào thời điểm cuối năm, các địa phương có nhiều công việc cần làm. Bên cạnh đó, cần tăng thời gian thảo luận ở tổ, ở đoàn để các đại biểu có thể đóng góp được nhiều ý kiến hơn.

“Nếu chúng ta hạn chế thời gian thảo luận ở các đoàn, các tổ thì sẽ không tham gia được hết các ý kiến của đại biểu Quốc hội. Ở hội trường thì thời gian có hạn, đại biểu lại rất đông, nhiều người đăng ký thảo luận ở hội trường thì tôi thấy 1/3 đại biểu chưa được phát biểu. Do đó, làm thế nào để đại biểu được tham gia phát biểu hết tất cả trên các lĩnh vực khi họ đã chuẩn bị. Nếu như thế thì tăng thời gian thảo luận ở tổ, ở đoàn lên là rất tốt” –đại biểu Chu Lê Chinh nêu ý kiến.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản