Tin mới

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng các tầng lớp nhân dân về tình hình kinh tế - xã hội

(Mặt trận) - Ngày 10/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lắng nghe tâm tư, nguyện vọng các tầng lớp nhân dân khu vực phía Nam về tình hình kinh tế - xã hội. Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng chủ trì Hội nghị.

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại Hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu đã cung cấp nhiều thông tin và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng liên quan đến những bức xúc, nguyện vọng của nhân dân.

Ông Trần Hoàng Thám, Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam cho rằng: Thời gian gần đây, MTTQ Việt Nam đã có nhiều điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với thực tiễn; công tác giám sát, phản biện xã hội được tăng cường trên tinh thần làm việc tới nơi, tới chốn, góp phần tăng hiệu quả hoạt động của Mặt trận; những đề xuất của Mặt trận ở các kỳ hợp lớn, đặc biệt là trên diễn đàn Quốc hội được chú ý nhiều hơn; những phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân được quan tâm hơn… những điều này tạo được lòng tin trong nhân dân, vị thế của Mặt trận được nâng lên.

Bên cạnh đó, ông Trần Hoàng Thám cũng phản ánh một số vấn đề dư luận quan tâm như: Nhân dân lo lắng về tình hình an ninh trật tự. Trong khi đó, một số cơ quan thẩm quyền có sơ hở nên các thế lực thù địch đã lợi dụng kích động, biểu tình. Tham nhũng xuất hiện nhiều, số người bị đưa ra truy tố có thể là chỉ phần nổi. “Vấn đề lâu dài về quy trình chọn lãnh đạo, chọn cán bộ phải đổi mới như thế nào cho phù hợp. Nếu không đổi mới thì việc tiếp tục tuyển chọn, sử dụng người theo kiểu cũ, tham nhũng lại có cơ hội quay lại”- ông Thám lo lắng.

Theo ông Lê Hải Châu, Ủy viên UBTƯ MTTQ Việt Nam: Hiện cả nước nói chung và TPHCM nói riêng hiện đã xuất hiện nhiều hoạt động từ thiện. Điều đáng nói là hoạt động này chưa được kiểm soát chặt chẽ, tình trạng “mạnh ai nấy làm”, gây tình trạng “loạn từ thiện”. Ông Châu đề nghị Mặt trận cần tham gia giám sát vấn đề này và cơ chế hoạt động từ thiện cần phải thông qua Mặt trận. Bên cạnh đó, ông Châu cũng phản ánh nhiều bức xúc trong nhân dân, đó là tình trạng quản lý giá rất lộn xộn, chẳng hạn như dịch vụ trông giữ xe, muốn lấy bao nhiều thì lấy; hàng hòa muốn tăng bao nhiêu thì tăng, nhiều người dân bị “móc túi” oan mà không biết kêu ai, và cũng không thấy cơ quan chức năng xử lý triệt để.

Gần đây, một số cơ quan truyền thông đăng không khách quan đối với doanh nghiệp. Khi bị phát hiện, phản ánh thì chỉ đính chính, kỷ luật phóng viên là xong. Trong khi hành vi đó gây thiệt hại rất nhiều mặt cho bên bị đăng sai sự thật. Đề nghị vấn đề này cần được giám sát và có cơ chế bồi thường thiệt hại, để tránh việc lạm dụng chức năng của mình, gây thiệt hại cho các cơ sở kinh doanh.

Ông Châu đề xuất: Cần công khai về thông tin đối với những lĩnh vực không nằm trong danh mục mật, những chính sách lớn cần hỏi ý kiến nhân dân trước khi ban hành. “Thời công nghệ thông tin hiện đại như ngày này, chỉ cần mở một trang cho nhân dân góp ý kiến trên đó, sau đó tổng hợp lại, vừa tiện lợi vừa rẻ tiền, vừa hiệu quả. Việc làm đơn giản này giảm bức xúc của dân, giảm tình trạng khiếu kiện đông người”- ông Châu nhấn mạnh. Ông Châu đề nghị thêm: Về giao thông, nên quy hoạch cho dài hơi, chứ hiện một số đường vừa làm xong đã chật chội, kẹt xe. Bên cạnh đó, cần phát triển giao thông đường thủy nhằm giảm bớt gánh nặng cho giao thông đường bộ.

Về vấn đề thanh toán bằng Nhân dân tệ trong giao dịch thương mại, ông Trương Ty, Ủy viên UBTƯ MTTQ chính sách cho biết: Thực tế trên thị trường, nhiều DN đã sử dụng đồng Nhân dân tệ vào trong giao dịch, tức là nhu cầu là có thực. Do vậy các cơ quan chức năng cần cân nhắc việc này cho phù hợp.

Theo Bà Lương Bạch Vân, Ủy viên UBTƯ MTTQ chính sách: Việc vận động người tài tham gia xây dựng đất nước luôn là vấn đề được lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo các địa phương quan tâm. Đến nay, nhiều địa phương đã mạnh dạn áp dụng những chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, nhất là các tài năng trẻ, các chuyên gia giỏi nhằm phát triển khoa học công nghệ của nước nhà. Bà Vân đề nghị: Để “chất xám” phát huy được hiệu quả, cần chú trọng tạo môi trường làm việc thuận lợi để cán bộ khoa học công nghệ phát triển tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình. Mặt khác, thái độ của người đứng đầu rất quan trọng, trước những gợi ý, đề xuất, hiến kế của chuyên gia, người lãnh đạo phải tổ chức thẩm định các đề án một cách cầu thị, khách quan với tâm thế "đãi cát tìm vàng". Bên cạnh vận động, thu hút người tài trong nước, cần tranh thủ hơn nữa người tài là người gốc Việt đang sinh sống ở nước ngoài về tham gia xây dựng đất nước.

Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Dũng, Viện nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị Doanh nghiệp phản ánh: Thời gian qua đã xuất hiện tràn lan tình trạng vi phạm về chất lượng thực phẩm. Ông Dũng đề nghị cần phải xử lý quyết liệt, ngăn chặn ngay từ đầu, tránh để hàng trăm, hàng ngàn người nhiễm bệnh. Đồng thời, cần phải quy trách nhiệm đối với người đứng đầu ngành, địa phương những nơi có vi phạm.

Ông Dũng phản ánh đến một vấn đề không mới, nhưng ít được đề cập đến, đó là chuyện nuôi chim yến, chưa biết ai được hưởng lợi nhưng điều dễ thấy nhất là nó đã gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm tiếng ồn, gây ảnh hưởng sức khỏe cho người dân. “Cần phải có quy hoạch, hoặc phương án nào phù hợp để cân bằng lợi ích cho các bên, không thể để cho những cá nhân, tổ chức chiếm dụng không gian, môi trường, chiếm dụng tiếng ồn, tạo ra sự bất công cho người dân xung quanh như hiện nay.” - ông Dũng đề nghị.

Đối với vấn đề giáo dục, ông Dũng cho rằng, hiện đang có hàng loạt vấn đề xảy ra, từ sách giáo khoa, rồi tiêu cực trong thi cử, bạo lực học đường, học viên ra trường thất nghiệp… ngày càng  nhiều. Ông Dũng đặt câu hỏi lớn ai chịu trách nhiệm?

Các đại biểu phát biểu ý kiến góp ý tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng đánh giá cao những phản ánh, đóng góp của các đại biểu. Phó Chủ tịch cho rằng, những ý kiến trên rất sát thực, đều có cơ sở thực tiễn, có cơ sở khoa học cao. Điều đó thể hiện sự nghiên cứu, thực tế có trách nhiệm của các đại biểu, trong đó có nhiều ý kiến bức xúc, chẳng hạn có có ý kiến đề nghị, cần có cơ chế chính sách phù hợp cho các doanh nghiệp phát triển, có ý kiến đề cập đến nạn kẹt xe và tai nạn giao thông, có ý kiến phản ánh về mất an toàn thực phẩm đang diễn ra tràn lan, tình trạng tham nhũng, tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài…

Riêng về Đề án chính sách thu hút, bồi dưỡng và phát triển người tài có năng lực đặc biệt tham gia xây dựng TPHCM, theo Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng, làm sao để TP. huy động được người tài thực sự, đồng thời có chính sách phù hợp để Đề án có hiệu quả. Bên cạnh đó, cần tranh thủ được người tài là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng đất nước.

Vấn đề về liên quan đến khiếu kiện đất đai, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng đồng tình với các đại biểu là cần thực hiện quyết liệt, trong đó quan tâm tái định cư, sớm ổn định cuộc sống cho người dân. Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng cũng chia sẻ đến những khó khăn của các DN, trong đó có việc các DN phải chịu những o ép, gây khó dễ từ các cơ quan nhà nước, buộc phải chi phí “bôi trơn” mới được yên tâm để kinh doanh, điều này tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm…

Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dung cũng tiếp thu ý kiến các đại biểu, đồng thời cho biết sẽ truyền tải những ý kiến này tới ban thường trực, đến các cơ quan có thẩm quyền Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ… nhất là các vấn đề nổi cộm hiện nay. Với mục tiêu làm sao để hạn chế những tiêu cực, giảm bớt những bức xúc nhằm nâng cao đời sống của nhân dân.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản