Tin mới

Mưa bão gây thiệt hại thảm khốc ở miền Bắc: Dự báo thiên tai chưa sát thực tế

Các chuyên gia cho rằng, công tác dự báo, cảnh báo thiên tai của Việt Nam đang “có vấn đề”, khi đưa ra các bản tin dự báo chưa sát thực tế.

Chủ tịch nước Lương Cường: Toàn quân thực hiện nghiêm đường lối quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, MTTQ về Nghị quyết số 18-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thời gian qua, nhiều tỉnh miền núi phía bắc chịu ảnh hưởng nặng nề do thiên tai. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Yên Bái.

Dự báo sai, gây thiệt hại lớn

Cho đến nay, bài học về dự báo sai trong cơn bão Chanchu năm 2006, làm hơn 200 người chết và mất tích ở miền Trung vẫn để lại bài học rất lớn trong công tác dự báo, cảnh báo thiên tai. Khi cơn bão xuất hiện, tâm bão Chanchu còn ở Philippines thì Đài Khí tượng Hồng Kông đã dự báo đường đi của bão là không đổ bộ vào Việt Nam. Thế nhưng Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương lại dự báo bão đi thẳng vào Việt Nam.

Và thực tế đúng là bão đã di chuyển theo hướng như dự báo của Đài Khí tượng Hồng Kông. Điều này dẫn đến hậu quả, hàng trăm tàu đánh cá của ngư dân trên đường đi tránh bão đã gặp bão.

Và cho đến nay, chất lượng dự báo của chúng ta vẫn “có vấn đề”. Đơn cử trong đợt mưa lũ lịch sử vừa qua. Tính đến sáng 16.10, đã có 72 người chết, 30 người mất tích, 33 người bị thương, hàng nghìn ngôi nhà bị ngập... Nhiều ý kiến cho rằng, đợt mưa này chưa phải lớn nhất, tại sao tỉ lệ thương vong lại lớn như vậy?

Trong hội nghị “Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp và tăng cường khả năng chống chịu nông nghiệp với biến đổi khí hậu ở Việt Nam” diễn ra cuối tuần qua, ông Trần Quang Hoài - Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NNPTNT thẳng thắn thừa nhận: Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai của Việt Nam có khoảng cách lớn giữa yêu cầu và thực tiễn.

Bản tin dự báo lưu lượng nước hồ Hòa Bình giảm, trong khi nước lại dâng lên rất nhanh. Chính dự báo chưa sát thực tiễn đã gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, người dân bị động trong việc phòng, chống thiên tai.

Dự báo sai, ai chịu trách nhiệm?

Đó là câu hỏi của Đại biểu quốc hội Nguyễn Văn Xuyền (đoàn Thái Bình) khi chứng kiến những thiệt hại rất lớn do đợt mưa lũ lịch sử vừa qua ở nhiều địa phương.

“Mưa lũ là điều khó tránh, nhưng nếu chúng ta chủ động thì sẽ giảm đi rất nhiều thiên tai. Hiện Luật Khí tượng thủy văn đã có quy định rất rõ ràng, nếu dự báo sai, gây hậu quả nghiêm trọng thì cơ quan dự báo phải chịu trách nhiệm, nhưng đến nay chưa thấy ai đứng ra nhận trách nhiệm này” – ĐBQH Nguyễn Văn Xuyền băn khoăn.

Bên cạnh đó, theo phản ánh của nhiều người dân, cách dự báo cơ quan khí tượng thủy văn còn rất chung chung, làm người dân khó hiểu. Người dân mong muốn Trung tâm cần phải đổi mới cách thức dự báo, ngoài việc đưa tin kịp thời, tăng thời lượng bản tin dự báo, thì cần đảm bảo yếu tố chính xác.

Đặc biệt, trong những bản tin dự báo bão cần nói rõ vị trí của bão ứng với tỉnh nào, khu vực nào, phạm vi ảnh hưởng ra sao… để người dân dễ hiểu, chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Bích Hà

 

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản