Tin mới

Muốn giám sát tốt phải lắng nghe ý kiến người dân

(Mặt trận) - Đây là nhấn mạnh của Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực, tại buổi kiểm tra việc thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW, Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị về giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, tại tỉnh Bạc Liêu ngày 9/7. 

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Thủ tướng: Thanh niên cần thực hiện '5 xung kích', '6 khát vọng' trong chuyển đổi số

Thường trực Ban Bí thư tiếp Đoàn đại biểu Đảng Lao động Triều Tiên

Đoàn công tác làm việc tại tỉnh Bạc Liêu.

Báo cáo với đoàn công tác, ông Nguyễn Văn Hoà, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu cho biết: Qua 5 năm thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị (khóa XI) về giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội góp phần nâng cao vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc xây dựng, tập hợp khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Ủy ban MTTQ các cấp đã bám sát mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp của công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; qua đó tích cực, chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

Cụ thể, trong công tác giám sát, 5 năm qua MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, các tổ chức chính trị - xã hội giám sát được 53 chuyên đề. Cấp huyện, thị xã, thành phố cũng tổ chức giám sát được 276 cuộc. Cấp xã cũng phối hợp giám sát được 617 chuyên đề trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương.

Đối với công tác phản biện xã hội, thời gian qua MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì, tổ chức phản biện xã hội đối với 19 dự thảo các văn bản luật, văn bản chính quyền. Cấp huyện cũng tổ chức phản biện xã hội đối với 76 dự thảo, văn bản luật, văn bản của chính quyền. Cấp xã phản biện 194 cuộc (trong đó có 79 hội nghị và gửi dự thảo văn bản phản biện 115 cuộc).      

Nhân dịp này, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu cũng kiến nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam cần tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, hội thảo về công tác giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền để MTTQ các tỉnh học tập, trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ các địa phương.

UBTƯ MTTQ Việt Nam cần phối hợp với các cơ quan ban hành hướng dẫn cụ thể về các hình thức tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội để dễ thực hiện.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị, đề xuất UBTƯ MTTQ Việt Nam kiến nghị với Ban Chấp hành Trung ương nghiên cứu chủ trương bổ sung cơ cấu cứng trong Ban Chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh, cấp huyện đối với 01 Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp để nâng cao vị thế, vai trò của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị hiện nay, góp phần thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng vững mạnh.

Phát biểu tại buổi làm việc, bà Lê Thị Ái Nam, Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ Bạc Liêu cho biết: Thời gian qua, Tỉnh uỷ, các cấp uỷ lãnh luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị ngày càng sâu sát. Mặt trận các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội đã triển khai nhiều cuộc giám sát, phản biện đạt nhiều kết quả thiết thực.

Bà Lê Thị Ái Nam cho rằng: Nếu muốn thực hiện tốt Quyết định 217, 218, người đứng đầu và cán bộ Mặt trận, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội phải có trình độ, bản lĩnh để nhận định, phân tích vụ việc, từ đó báo cáo, đề xuất cho cấp uỷ.

Chia sẻ về câu hỏi của đoàn công tác liên quan đến việc hiện nay người dân của tỉnh Bạc Liêu quan tâm tới vấn đề gì nhất, bà Lê Thị Ái Nam cho biết: Điều đầu tiên người dân Bạc Liêu quan tâm đó là giá cả vật chất nông sản cần phải được ổn định, ngoài ra còn quan tâm tới vấn đề ô nhiễm môi trường và quan tâm tới việc đầu tư cho xã hội, nhất là các công trình, dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay…

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực phát biểu tại buổi làm việc.

Đánh giá về kết quả công tác triển khai thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực cho biết: Công tác triển khai thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị rộng rãi ở cả 3 cấp và cả 4 hình thức.

“Công tác phối hợp giám sát của Trung ương và địa phương rất tốt. Cụ thể năm 2017, UBTƯ MTTQ Việt Nam và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp rất tốt trong việc nắm bắt và đề xuất hướng xử lý sai phạm tại Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, qua đó giúp cho cơ quan chức năng vào cuộc và xử lý sai phạm tại đây”. Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực nhấn mạnh.

Về hướng hoạt động sắp tới, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực nhấn mạnh: Cần phải tổ chức các cách làm và đẩy mạnh tuyên truyền về kết quả, cách làm hay. Cấp ủy phải có chỉ đạo, kiểm tra, giám sát; tổ chức tập huấn cán bộ đoàn thể, đánh giá biểu dương kịp thời các cá nhân, tập thể để nhân rộng và phổ biến toàn quốc.

Về công tác giám sát, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực cho biết: Bạc Liêu cần quan tâm hơn nữa đến công tác giám sát cải cách thủ tục hành chính; giám sát việc thực hiện trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Muốn giám sát tốt phải lắng nghe ý kiến người dân đối với công tác này.

Đoàn công tác làm việc tại huyện Hoà Bình, tỉnh Bạc Liêu sáng cùng ngày.

Trước đó vào buổi sáng cùng ngày, đoàn công tác cũng đã có buổi kiểm tra, giám sát thực hiện Quyết định 217, 218 tại huyện Hoà Bình, tỉnh Bạc Liêu.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản