Tin mới

Ngày 9/11: Việt Nam có 8.133 ca nhiễm mới; Hà Nội ghi nhận kỷ lục 222 ca Covid-19 trong ngày

(Mặt trận) - Theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 8.133 ca nhiễm mới, trong đó có 4 ca nhập cảnh và 8.129 ca ghi nhận trong nước (tăng 175 ca so với ngày trước đó); Hà Nội, Trà Vinh, Đắk Lắk có số mắc tăng cao nhất trong ngày; Lần đầu tiên Hà Nội ghi nhận 222 ca mắc Covid-19 trong 24 giờ; Hà Nam tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; Số ca Covid-19 tăng, Đà Nẵng sẵn sàng kích hoạt lại các biện pháp chống dịch; ... đó là những thông tin đáng chú ý về tình hình dịch bệnh trên cả nước ngày 9/11.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Thủ tướng: Thanh niên cần thực hiện '5 xung kích', '6 khát vọng' trong chuyển đổi số

Thường trực Ban Bí thư tiếp Đoàn đại biểu Đảng Lao động Triều Tiên

Kho hàng của công ty Shopee Express, KCN Hà Nội - Đài Tư hiện đang phong tỏa. Ảnh LB

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Hà Nội (tăng 157 ca), Trà Vinh (tăng 129 ca), Đắk Lắk (tăng 64 ca). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Bình Dương (giảm 209 ca), Tiền Giang (giảm 185 ca), Tây Ninh (giảm 113 ca). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 7.347 ca/ngày.

Cụ thể, tính từ 16h ngày 8-11 đến 16h ngày 9-11, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 8.133 ca nhiễm mới, trong đó 4 ca nhập cảnh và 8.129 ca ghi nhận trong nước tại 55 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh (1.276), Đồng Nai (923), Bình Dương (619), Sóc Trăng (572), An Giang (557), Đồng Tháp (379), Kiên Giang (291), Cà Mau (285), Bình Thuận (279), Hà Nội (268), Tây Ninh (241), Bạc Liêu (232), Tiền Giang (207), Đắk Lắk (197), Trà Vinh (180), Cần Thơ (163), Vĩnh Long (154), Bà Rịa - Vũng Tàu (154), Hà Giang (127), Bình Phước (108), Khánh Hòa (99), Long An (93), Bình Định (65), Hậu Giang (58), Bến Tre (50), Nghệ An (50), Ninh Thuận (49), Bắc Ninh (46), Gia Lai (44), Quảng Nam (39), Quảng Ngãi (39), Đà Nẵng (32), Thừa Thiên - Huế (32), Bắc Giang (31), Phú Thọ (26), Thanh Hóa (24), Lâm Đồng (20), Nam Định (20), Hưng Yên (17), Vĩnh Phúc (15), Phú Yên (10), Quảng Ninh (7), Thái Bình (7), Quảng Trị (6), Hà Nam (6), Điện Biên (6), Hải Phòng (4), Kon Tum (4), Hải Dương (4), Hòa Bình (3), Hà Tĩnh (3), Quảng Bình (2), Sơn La (2), Lai Châu (2), Tuyên Quang (2); trong đó có 3.952 ca tại cộng đồng.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 984.805 ca nhiễm, đứng thứ 38/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.996 ca nhiễm).

Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 979.840 ca, trong đó có 839.983 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Hiện, có 4 tỉnh không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Thành phố Hồ Chí Minh (441.216), Bình Dương (240.347), Đồng Nai (74.065), Long An (35.990), Tiền Giang (18.703).

Về tình hình điều trị, có thêm 1.325 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 9-11, nâng  tổng số ca được điều trị khỏi là 842.800 trường hợp. Ngoài ra, hiện có 3.350 bệnh nhân nặng đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước.

Cũng theo Bộ Y tế, tính từ 17h30 ngày 8-11 đến 18h30 ngày 9-11, cả nước ghi nhận 88 ca tử vong tại 18 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh (38), Bình Dương (11), An Giang (7), Kiên Giang (5), Tây Ninh (4), Bạc Liêu (4), Đồng Nai (3), Long An (3), Cần Thơ (3), Tiền Giang (2), Lâm Đồng (1), Bình Thuận (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Đồng Tháp (1), Vĩnh Long (1), Hậu Giang (1), Hà Nội (1), Sóc Trăng (1). Trung bình số ca tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 69 ca/ngày.

Như vậy, tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.686 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong ngày 8/11, cả nước có 1.536.448 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 92.211.330 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 61.907.563 liều, tiêm mũi 2 là 30.303.767 liều.

Bộ Y tế vừa ban hành Công văn số 9472/BYT-MT ngày 8/11/2021 về việc chỉ đạo tiếp tục tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Các địa phương cần chủ động thường xuyên đánh giá cấp độ dịch theo từng cấp (từ cấp xã và khuyến khích quy mô nhỏ nhất có thể) để có các biện pháp y tế, hành chính phù hợp và công bố, cập nhật kết quả đánh giá trên cổng thông tin điện tử của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cổng thông tin điện tử Bộ Y tế.

Bộ Y tế chỉ đạo Ngành Y tế các tỉnh Cao Bằng, Bắc Ninh, Tuyên Quang tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc COVID-19 trong cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng.

Bộ Y tế đang triển khai công tác phòng chống dịch phục vụ họp đợt 2 theo hình thức trực tiếp của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV từ ngày 8- 13/11/2021.

Ngày 9/11, Bộ Y tế tiếp nhận 1.910 tủ lạnh bảo quản vaccine, 5 triệu bơm kim tiêm và 50.000 hộp an toàn trong khuôn khổ dự án do Chính phủ Australia phối hợp với UNICEF hỗ trợ cho công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam.

Lần đầu tiên Hà Nội ghi nhận 222 ca mắc Covid-19 trong 24 giờ

 Tạm thời phong tỏa ngõ 112, Trần Phú, Hà Đông

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 8-11 đến 18h ngày 9-11, trên địa bàn thành phố ghi nhận 222 ca dương tính, trong đó có 105 ca tại cộng đồng, 97 ca tại khu cách ly và 20 ca tại khu phong tỏa. Đây là số ca mắc cao nhất trong một ngày mà lần đầu tiên Hà Nội ghi nhận kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện tại nước ta.

Trong 222 ca dương tính, có 104 người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19, 45 người đã tiêm mũi 1, số người còn lại chưa đủ tuổi tiêm chủng và chưa tiêm chủng.

Các ca nhiễm mới được ghi nhận trong 24 giờ qua phân bố tại 18/30 quận, huyện: Gia Lâm (51), Nam Từ Liêm (30), Hà Đông (23), Thanh Xuân (18), Long Biên (16), Hoàng Mai (12), Bắc Từ Liêm (10), Cầu Giấy (9), Ba Đình (8), Đống Đa (7) Quốc Oai (5), Hoài Đức (5), Đông Anh (4), Tây Hô (4), Thanh Oai (3), Mê Linh (3), Thanh Trì (3), Chương Mỹ (3), Hai Bà Trưng (3), Hoàn Kiếm (3), Thường Tín (1), Mỹ Đức (1)

222 được phân bố theo  13 chùm ca bệnh, ổ dịch: Chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt (45); chùm liên quan ổ dịch chợ Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm (44); chùm liên quan ổ dịch Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy (39); chùm liên quan ổ dịch Kho hàng Shoppe Khu công nghiệp Đài Tư (26); chùm liên quan các tỉnh có dịch - thứ phát (17); chùm sàng lọc ho sốt (12); chùm liên quan ổ dịch Phú Đô, quận Nam Từ Liêm (11); chùm liên quan ổ dịch Phú La - quận Hà Đông (8); chùm liên quan ổ dịch tại huyện Quốc Oai (5); chùm liên quan các tỉnh có dịch (6); chùm liên quan ổ dịch thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh (4); chùm liên quan ổ dịch đường Bưởi, phường Cống Vị, quận Ba Đình (3); chùm liên quan ổ dịch Trần Quang Diệu - Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa (2).

Riêng 105 ca cộng đồng theo các chùm ca bệnh: Chùm liên quan ổ dịch Trần Duy Hưng (38); ho sốt thứ phát (21); ổ dịch Phú Đô (11); sàng lọc ho sốt (11); ổ dịch chợ Ninh Hiệp (11); liên quan các tỉnh có dịch (thứ phát 6); ổ dịch Kho hàng Shopee Khu công nghiệp Đài Tư (5); liên quan các tỉnh có dịch (2) và phân bố tại 18 quận, huyện: Nam Từ Liêm (19), Gia Lâm (13), Hà Đông (12), Thanh Xuân (9), Cầu Giấy (9), Bắc Từ Liêm (7), Hoàng Mai (5), Ba Đình (5), Hoài Đức (5), Đống Đa (4), Thanh Oai (3), Hoàn Kiếm (3), Hai Bà Trưng (3), Tây Hồ (3), Thanh Trì (2), Mỹ Đức (1), Thường Tín (1), Đông Anh (1).

Cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 đến nay) là 5.326 ca; trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 2.112 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 3.204 ca. Riêng ổ dịch ở chợ Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm đến nay đã ghi nhận 168 ca; ổ dịch thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh đã ghi nhận 180 ca; ổ dịch huyện Quốc Oai có 155 ca; ổ dịch đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy có 52 ca; ổ dịch tại kho hàng Shopee - Khu công nghiệp Đài Tư có 63 ca dương tính...

Hà Nam tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại một số khu vực phong tỏa thuộc địa bàn thành phố Phủ Lý, ngày 9/11, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Công văn số 3082/UBND-KGVX về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh Hà Nam yêu cầu Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn chỉ đạo, đôn đốc, khẩn trương phê duyệt kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động các xã, phường, thị trấn, khu, cụm công nghiệp, kế hoạch bảo đảm ô xy y tế tại tuyến xã, tuyến huyện và kịch bản phòng, chống dịch; phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý, giám sát hiệu quả người đến, về từ vùng có dịch; đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện các quy định phòng, chống dịch, nhất là 5K, không chủ quan, mất cảnh giác khi đã tiêm vaccine phòng COVID-19.

UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Công an tỉnh chỉ đạo tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh thực hiện phòng, chống dịch trong khu vực phong tỏa, nhất là kiểm tra về y tế, tuyên truyền giữ khoảng cách an toàn, bảo đảm an sinh xã hội trong thời gian thực hiện phong tỏa phòng, chống dịch.

Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở y tế ngoài công lập thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế; xây dựng phương án và hướng dẫn, huy động các cơ sở y tế ngoài công lập sẵn sàng tham gia phòng, chống dịch phù hợp năng lực chuyên môn, điều kiện và tình hình thực tiễn, nhất là tham gia công tác giám sát, phát hiện người mắc và nghi mắc COVID-19, tiêm chủng, cách ly và điều trị bệnh nhân COVID-19.

Ủy ban nhân dân thành phố Phủ Lý chủ động, linh hoạt áp dụng các biện pháp bổ sung phù hợp tình hình dịch trên địa bàn nhưng không trái với quy định của Trung ương, của tỉnh; rà soát, chuẩn bị các khu cách ly tập trung phù hợp tình hình dịch.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả phòng, chống dịch COVID-19 thuộc địa bàn, lĩnh vực quản lý.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, kể từ khi ca bệnh BN687.470, ở thôn Lê Lợi, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào chiều 19/9/2021, đến 17 giờ ngày 9/11, tỉnh Hà Nam ghi nhận 1.091 ca bệnh đã được Bộ Y tế cấp mã. Thành phố Phủ Lý vẫn là địa phương ghi nhận nhiều trường hợp mắc COVID-19 nhất, với 623 ca (chưa kể các trường hợp có địa chỉ cư trú trên địa bàn thành phố Phủ Lý ghi nhận trong các doanh nghiệp và khu công nghiệp).

Ngành y tế Hà Nam đã phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương truy vết, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp tại các ổ dịch mới xuất hiện; lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần và có liên quan tới bệnh nhân COVID-19, cách ly y tế kịp thời. Hiện, toàn tỉnh có gần 1.500 trường hợp tiếp xúc gần F1 đang thực hiện cách ly phòng, chống dịch, trong đó 398 trường hợp cách ly tập trung, trên 1.100 trường hợp cách ly tại nhà.

Ngành y tế Hà Nam cũng phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ bao phủ vaccine phòng COVID-19 nhưng vẫn đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và sức khỏe người dân. Đến nay, Hà Nam đã có gần 993.000 lượt người được tiêm phòng COVID-19, trong đó, trên 430.500 người tiêm mũi 2.

Trà Vinh: Ghi nhận số ca dương tính với SARS-CoV-2 cao nhất trong một ngày

Phong tỏa hẻm 49 đường Lý Thường Kiệt, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. (Ảnh tư liệu) 

Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Trà Vinh, ngày 9/11, tỉnh phát hiện thêm 154 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 97 ca được phát hiện trong cộng đồng. Đây là ngày tỉnh Trà Vinh ghi nhận số ca dương tính với SARS-CoV-2 nhiều nhất từ trước đến nay.

Trong số 154 ca mới được phát hiện, có 33 người đã tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19 và 15 người đã tiêm 1 mũi.

Trước đó, từ ngày 23/10 đến ngày 8/11, trung bình mỗi ngày tỉnh Trà Vinh có khoảng 80 ca dương tính với SARS-CoV-2.

Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn, hiện nay, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh rất phức tạp, có nhiều ca nhiễm được phát hiện trong cộng đồng, xuất hiện nhiều ổ dịch tại các địa phương. Để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới, cùng với việc nhanh chóng truy vết, khoanh vùng cách ly để tránh lây lan dịch bệnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức, vận động người dân thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch bệnh; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ địa bàn, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Giám đốc Sở Y tế cần chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch, kịp thời phân bổ vaccine phòng COVID-19 cho các địa phương ngay khi nhận vaccine từ Bộ Y tế; huy động lực lượng hỗ trợ các địa phương tiêm vaccine nhanh, đúng tiến độ, an toàn, hiệu quả, đảm bảo Thông điệp 5K; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm vaccine cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch;  khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về cách ly y tế và điều trị bệnh COVID-19 tại nhà theo quy định; trước mắt thí điểm triển khai tại một số địa bàn, sau đó đánh giá hiệu quả và triển khai nhân rộng trên toàn tỉnh.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cần phối hợp với các đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền rộng rãi về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, thông tin cụ thể về tình hình dịch bệnh hiện nay trên địa bàn tỉnh với tần suất nhiều lần trong ngày; nội dung thông tin tuyên truyền phải thật cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện để người dân nâng cao ý thức, không chủ quan, lơ là. 

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể ở cơ sở, Tổ phòng, chống COVID cộng đồng, đảng viên, quần chúng nhân dân để tăng cường quản lý, kiểm soát chặt địa bàn, lưu ý các trường hợp đi về từ vùng dịch, đi khám bệnh ngoài tỉnh trở về… phải xét nghiệm bằng test nhanh; giám sát, quản lý chặt chẽ các trường hợp cách ly, theo dõi sức khoẻ tại nhà theo đúng quy định.

Đến nay, Trà Vinh ghi nhận 3.625 ca mắc COVID-19, đã điều trị khỏi bệnh 2.184 ca, có 27 ca  tử vong. Tính đến ngày 8/11, tỷ lệ người dân trên 18 tuổi ở Trà Vinh đã được tiêm mũi 1 đạt 71,4% và mũi 2 đạt 40,37%.

Số ca Covid-19 tăng, Đà Nẵng sẵn sàng kích hoạt lại các biện pháp chống dịch

 
Chiều 9/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Đà Nẵng cho biết, trong ngày, TP ghi nhận 32 ca mắc dương tính SARS-CoV-2. Trong đó gồm 9 ca cách ly tập trung, 9 ca cách ly tại nhà, 1 ca trong khu phong tỏa, 2 ca tại chốt kiểm dịch và 11 ca cộng đồng.
Cụ thể, 11 ca ghi nhận trong cộng đồng gồm: 3 nhân viên y tế phòng khám Ân Đức (quận Liên Chiểu) được phát hiện qua hoạt động xét nghiệm định kỳ của đơn vị. 3 người ở cùng địa chỉ K59 Lương Thế Vinh, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà chủ động đến xét nghiệm tại Bệnh viện 199; điều tra dịch tễ cho thấy họ là F1 có tiếp xúc trước đó với F0 Đ.D.P.
Các ca cộng đồng còn lại gồm: 1 ca ở K240 Núi Thành, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, là lái xe chở hàng từ Bình Dương, tự đến phòng khám Ân Đức làm test nhanh và dương tính với SARS-CoV-2. 1 ca trú đường Nước Mặn 5, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, có triệu chứng đến Bệnh viện 199 xét nghiệm và dương tính với SARS-CoV-2; liên quan chuỗi lây nhiễm tại số 103 đường Nguyễn Trung Trực, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà.
1 ca trú đường Lê Phụng Hiểu, phường An Hải Bắc ghi nhận mắc Covid-19 khi lấy mẫu xét nghiệm hộ gia đình; liên quan chuỗi lây nhiễm tại số 103 Nguyễn Trung Trực, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà. 1 ca trú K257 Trần Hưng Đạo, phường An Hải Bắc ghi nhận mắc Covid-19 cộng đồng khi lấy mẫu xét nghiệm chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống. 1 ca liên quan chuỗi F0 N.D.H. 1 ca ở tổ 17 phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn; về từ ngoại tỉnh, chủ động đến Bệnh viện Tâm Trí xét nghiệm test nhanh và dương tính với SARS-CoV-2.
2 ca mắc Covid-19 ghi nhận tại chốt kiểm dịch là lái xe về từ TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương được cách ly và test nhanh theo quy định.
9 ca cách ly tại nhà có 5 F1 liên quan đến chuỗi Nại Thịnh 2, phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà; 3 F1 liên quan chuỗi Nại Nghĩa 7, phường Nại Hiên Đông và 1 ca F1 liên quan chuỗi 103 đường Nguyễn Trung Trực, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà.
1 ca trong khu vực phong tỏa là bệnh nhân trú đường An Hải 15, phường Nại Hiên Đông; liên quan chuỗi lây nhiễm 103 Nguyễn Trung Trực, phường An Hải Bắc.
9 ca cách ly tập trung có 4 ca là F1 thuộc chuỗi 103 Nguyễn Trung Trực; 2 ca là F1 thuộc chuỗi L.T.H (K250 Nguyễn Công Trứ, quận Sơn Trà) và 3 ca là F1 thuộc chuỗi N.X.L (K266 Hoàng Diệu, quận Hải Châu).
Nhận định của ngành y tế, 22/32 ca mắc Covid-19 trong ngày 9/11 có nguy cơ lây lan cho cộng đồng, tập trung tại 4/7 quận gồm: Sơn Trà 16 ca, Liên Chiểu 3 ca, Ngũ Hành Sơn 2 ca và Hải Châu 1 ca.
Hiện Đà Nẵng đã thiết lập 39 khu phong tỏa với 464 hộ (1.945 nhân khẩu), trong đó quận Hải Châu lập 5 điểm (140 hộ), quận Thanh Khê 2 điểm (38 hộ), quận Cẩm Lệ 1 điểm (2 hộ), quận Sơn Trà 27 điểm (200 hộ), quận Ngũ Hành Sơn 2 điểm (25 hộ) và huyện Hòa Vang 2 điểm (59 hộ).
Đặc biệt, công tác lấy mẫu xét nghiệm tầm soát trên toàn địa bàn được ngành y tế Đà Nẵng triển khai khẩn trương từ ngày 7/11 đến nay để truy vết các F0 trong cộng đồng. Trong ngày 9/11, lực lượng y tế đã xét nghiệm 56.026 lượt người; trong đó xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR 54.900 lượt người, test nhanh 1.126 lượt.
Ngoài ra, Đà Nẵng thiết lập, duy trì 13 cơ sở cách ly tập trung, hiện đang cách ly 1.153 trường hợp, gồm 1.115 F1; 13 người về từ vùng dịch; 13 trường hợp nhập cảnh và 20 trường hợp khác.
Trước đó, phát biểu kết luận cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 vào chiều 8/11, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh đánh giá, số ca lây nhiễm trong cộng đồng những ngày vừa qua tuy không ở mức cao, nhưng có tính chất tương đối phức tạp, vì vậy không thể chủ quan, lơ là, xem nhẹ các biện pháp, quy định phòng, chống dịch, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, chợ, cảng cá…
Chủ tịch UBND TP Lê Trung Chinh chỉ đạo ngành y tế chuẩn bị sẵn sàng để có thể kích hoạt lại các biện pháp phòng, chống dịch ở mức cao khi số ca nhiễm tăng cao, cả về trang thiết bị, sinh phẩm, bệnh viện dã chiến…
Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản