Tin mới

Tạo sức lan tỏa trong thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”

(Mặt trận) - Ngày 28/6, đoàn công tác của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đi thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, nhân kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2018). Trong khuôn khổ chuyến công tác, đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Vĩnh Phúc nhằm nắm bắt tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Thủ tướng: Thanh niên cần thực hiện '5 xung kích', '6 khát vọng' trong chuyển đổi số

Thường trực Ban Bí thư tiếp Đoàn đại biểu Đảng Lao động Triều Tiên

Cùng đi với đoàn có bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Trần Văn Vinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc; ông Nguyễn Tuấn Khanh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc, cùng đại diện lãnh đạo các ban, đơn vị UBTƯ MTTQ Việt Nam và đại diện các sở, ngành của tỉnh Vĩnh Phúc.

Tri ân những gia đình có công với cách mạng

Đến thăm, tặng quà gia đình ông Nguyễn Văn Lễ - bố liệt sỹ và gia đình bà Nguyễn Thị Hội - vợ liệt sỹ tại thôn Ngoại Trạch, xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên và tặng quà cho 7 hộ gia đình chính sách trên địa bàn huyện Bình Xuyên, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn khẳng định, Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam luôn quan tâm tới các mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách, gia đình có công với các mạng. Chính vì vậy, hàng năm, hướng tới kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sỹ, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thường xuyên tổ chức các đoàn đi thăm hỏi, động viên và tặng quà những gia đình có công với cách mạng nhằm tri ân với những người đã dành cả tuổi thanh xuân của mình cho độc lập, tự do của đất nước.

Trao những phần quà mà nhân dân cả nước gửi tới Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cho các gia đình chính sách, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn mong muốn các gia đình tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, vận động con cháu, xóm làng thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia các phong trào, các cuộc vận động do MTTQ phát động.

Đồng thời, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận các cấp, bằng những hành động thiết thực của mình, tiếp tục vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” để chăm lo cho các mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, từ đó mỗi gia đình ổn định cuộc sống, ổn định sinh hoạt, con em các gia đình được chăm lo học hành để tiếp tục mang sức mình đóng góp cho sự phát triển của quê hương, đất nước.

95/112 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn và đoàn công tác đã làm việc với tỉnh Vĩnh Phúc nhằm nắm bắt tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Ông Vũ Chí Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, sau gần 7 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, tổng vốn huy động là 11.999.510 tỷ đồng.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 2/9 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn NTM, có 95/112 xã đạt 19 tiêu chí, trong đó có 83 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Bình quân toàn tỉnh đạt 18,4 tiêu chí/xã, tăng 11,74 tiêu chí so với năm 2010. Tỉnh Vĩnh Phúc đứng thứ 5 về tỷ lệ huyện và thứ 10 cả nước về tỷ lệ số xã đạt chuẩn NTM. Dự kiến đến hết năm 2018, Vĩnh Phúc sẽ có tổng số 104/112 xã được công nhận đạt chuẩn NTM và 4 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Chậm nhất đến hết năm 2019, có 100% xã đạt chuẩn NTM.

Đảm bảo các tiết chế, nội dung và chỉ tiêu trong xây dựng nông thôn mới

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn ghi nhận những kết quả đạt được của tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình xây dựng nông thôn mới và khẳng định, ưu thế về vị trí địa lý, giao thương thuận lợi đã tạo điều kiện cho các khu công nghiệp phát triển, các ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, đưa Vĩnh Phúc đã trở thành 1 trong những địa phương có tình hình kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng ổn định và điều tiết được ngân sách về Trung ương.

Theo Chủ tịch Trần Thanh Mẫn, để có được kết quả 74,1% xã trên toàn tỉnh hoàn thiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền, MTTQ các cấp cùng với nhân dân trong toàn tỉnh đã tập trung quyết liệt vào chất lượng xây dựng nông thôn mới. Tỉnh đã quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, quan tâm phát triển sản xuất, vệ sinh môi trường được đảm bảo, đời sống văn hóa tinh thần của người dân và trình độ học vấn của con em trên địa bàn được cấp ủy, chính quyền trú trọng.

“Nếu xây dựng nông thôn mới có nhiều cơ sở hạ tầng mà đời sống người dân không phát triển thì không phải là xây dựng nông thôn mới.”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Để hoàn thành mục tiêu 100% xã trong toàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Vĩnh Phúc phải chú ý vào chất lượng của các xã đạt chuẩn nông thôn mới, phường, thị trấn đạt đô thị văn minh, khu dân cư tiêu biểu, gia đình tiêu biểu. Cùng với đó, hệ thống chính trị trên địa bàn phải trong sạch, vững mạnh, vì hệ thống chính trị có vững mạnh thì mới củng cố được lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

“Những nơi được công nhận nông thôn mới phải đảm bảo chất lượng năm sau cao hơn năm trước, các tiết chế, nội dung và chỉ tiêu của nông thôn mới đều phải được đảm bảo.”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Tại cuộc làm việc, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cũng đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc cần tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động, các phong trào, các chương trình giám sát, phản biện trong hệ thống Mặt trận và các tổ chức thành viên. Đồng thời đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh có công văn tạo điều kiện cho MTTQ các cấp tổ chức Đại hội theo hướng đổi mới về nội dung, cơ cấu tổ chức theo tinh thần Chỉ thị 17 của Ban Bí thư.

Nhằm nắm bắt tình hình xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cùng đoàn đã đi thăm cơ sở sản xuất nấm tại xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên và đi thăm một số mô hình trồng rau sạch công nghệ cao trên địa bàn huyện Bình Xuyên. Tại đây, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Vĩnh Phúc cần tiếp tục nhân rộng các mô hình, tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế.

Đề cập đến vấn đề giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm trên toàn tỉnh Vĩnh Phúc, ông Giang cho biết, thực hiện Chương trình phối hợp số 90 về vận động, giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020, đến nay 100% các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn, khu dân cư đã chủ động tổ chức tuyên truyền vận động, tự kiểm tra giám sát và tổ chức ký cam kết không vi phạm an toàn thực phẩm đối với trên 7.000 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ thực phẩm.

Bên cạnh việc kiểm tra, giám sát của các ngành chức năng, MTTQ tỉnh đã tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo hệ thống MTTQ các cấp trong tỉnh đẩy mạnh hình thức giám sát nhân dân, tổng hợp ý kiến, kiến nghị, phản ánh của nhân dân về các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản