Tin mới

Tinh gọn bộ máy nhà nước: Cần tập trung sắp xếp cục, tổng cục

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 10/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hòa. Ảnh: QH

Trao đổi về vấn đề này, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hòa nói: Việc này thể hiện sự quyết tâm tinh gọn bộ máy ở các bộ, cơ quan ngang bộ, đặc biệt là sắp xếp lại những tổng cục trong các bộ, ngành hiện nay là việc làm rất cần thiết. Và đã đến lúc chúng ta không được “nể nang” nữa, có như vậy đất nước mới không khó khăn, nợ công mới giảm.

Năm Chính phủ thực hiện phương châm 10 chữ vàng

Nghị quyết số 10 của Chính phủ cũng nêu rõ về tổ chức, sắp xếp các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước, Nghị quyết yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát, sắp xếp, tinh gọn đầu mối bên trong, giảm cơ bản số lượng tổng cục, cục, chi cục, vụ, phòng...

Trao đổi với PV về việc làm thế nào để triển khai Nghị quyết số 10 của Chính phủ một cách quyết liệt, hiệu quả, ông Phạm Văn Hòa cho biết: Năm 2018 là năm Chính phủ phải thể hiện sự hành động cương quyết theo phương châm 10 chữ vàng “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” mà Thủ tướng đã nhấn mạnh trước đó. Trong đó có việc sắp xếp lại bộ máy từ trung ương cho đến cơ sở và Bộ Nội vụ đã có đề án sắp xếp cho tinh gọn bộ máy ở xã, phường, thị trấn, giảm cán bộ chuyên trách và không chuyên trách ở cấp cơ sở, tôi cho rằng đây là việc làm cần thiết và được đông đảo cử tri đồng tình. Ở cấp huyện cũng tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ là 10%, cấp tỉnh cũng như vậy. Tuy nhiên, để làm nghiêm thì đối với cấp bộ, ngành trung ương cũng phải thực hiện nghiêm, quyết liệt Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

“Điều tôi muốn nhấn mạnh đó là cả hệ thống chính trị các cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị cũng phải triển khai và thực hiện tốt vấn đề này. Tôi nghĩ rằng, việc Chính phủ ban hành Nghị quyết số 10 đã thể hiện sự quyết tâm thực hiện tinh gọn bộ máy ở các bộ, cơ quan ngang bộ, đặc biệt là sắp xếp lại những tổng cục trong các bộ ngành hiện nay là việc làm rất cần thiết. Trước đây các bộ, cơ quan ngang bộ “đua nhau xin thành lập tổng cục”, đó là vì để được tăng biên chế, tăng thêm ngân sách… do vậy giờ tổng cục quá nhiều, biên chế quá nhiều và đã đến lúc chúng ta không được “nể nang” nữa, có như vậy đất nước mới không khó khăn, nợ công mới giảm” - ông Hòa nói.

Chuyển tổng cục thành cục để giảm biên chế

Đưa ra giải pháp để sắp xếp lại các tổng cục trong các bộ, ngành, ông Hòa cho rằng, hiện nay bộ máy nhà nước đang có rất nhiều tổng cục trùng lặp chức năng, chồng chéo với nhau giữa bộ ngành này với bộ ngành kia nên cần có sự sắp xếp lại từ tổng cục thành cục để giảm đầu mối. Ví dụ, tổng cục cũng có cục, có vụ, trong khi đó ở bộ cũng có cục, có vụ. Tôi nghĩ rằng năm 2018 cần có sự sắp xếp lại tuần tự theo hệ thống quy trình, giảm bớt các tổng cục còn chồng chéo theo Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII đã đề ra. “Anh đã giảm rồi và giảm theo đầu mối mà anh lại thành lập thêm thì không chấp nhận được, thậm chí nếu anh thành lập thêm thì phải xử lý kỷ luật, cách chức ngay thế mới răn đe được cơ quan khác” - ông Hòa đề xuất.

Ông Hòa cũng cho biết thêm, hiện nay một số bộ như Bộ NN&PTNT có rất nhiều tổng cục. Ví dụ như Bộ GTVT có Tổng cục Đường bộ thì chỉ cần chuyển thành Cục Đường bộ thôi để giảm biên chế, trong khi bộ cũng có khá nhiều vụ và các cơ quan đơn vị liên quan, do vậy cần tinh giản bớt vì chức năng giống nhau gây chồng chéo. Chuyển tổng cục thành vụ, cục trực thuộc để tinh gọn bộ máy, nếu bộ máy phình ra sẽ gây tốn kém tiền của dân.

Một vấn đề nữa mà ông Hòa đề nghị cần quyết liệt bỏ đó là việc phong hàm vụ trưởng, vụ phó, hàm trưởng phòng. “Cần phải bỏ việc phong hàm vụ trưởng, hàm vụ phó, vì phong như vậy là phải kéo theo tăng lương chức vụ gây tốn kém, không cần thiết, vì cơ quan đã có vụ trưởng rồi giờ lại có thêm người hàm vụ trưởng nữa thì khó chỉ đạo kiểu gì. Nếu thấy đồng chí nào còn đủ năm công tác, đủ tiêu chuẩn thì bổ nhiệm, còn không đủ thì cho nghỉ việc và nhất định không phong hàm.

“Để thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng, tôi cho rằng phải có sự cương quyết trong triển khai thực hiện, phải loại bỏ ra khỏi bộ máy những cán bộ vi phạm” - ông Hòa nói.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản