Tin mới

Trắng đêm dự lễ rước “Ông lợn” làng La Phù

(Mặt trận) - Cứ đến ngày 13 tháng Giêng hằng năm, người dân làng La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) lại mở hội rước “Ông lợn”. Năm nay, lễ hội thu hút hàng nghìn người dân và du khách đến tham dự.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị thi hành kỷ luật một số tổ chức Đảng, đảng viên

Lễ hội rước "Ông lợn" là hoạt động văn hóa tâm linh có từ lâu đời của người dân làng La Phù. Đây là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang thời Hùng Duệ Vương thứ 6, đã có công đánh giặc gìn giữ bờ cõi. Mỗi khi chuẩn bị lên đường đi đánh giặc, ông lại mổ lợn, thổi xôi khao quân. Người dân trong làng thường mang lợn đến dâng và tôn ông là Thành hoàng làng.

Năm nay, 17 "Ông lợn" đã được tuyển chọn kỹ càng từ khắp các thôn xóm trong làng La Phù, trong đó "Ông lợn" nặng nhất lên đến gần 270kg.

Theo các cụ trong làng, một trong những công việc quan trọng nhất tại lễ hội là việc trang trí cho các “Ông lợn”. Trước khi làm lễ rước, lợn được đem đi thịt rồi trang trí lên một lớp phủ bằng mỡ của chính con lợn đó. 

12h đêm, các cụ cao tuổi bắt đầu làm lễ tế kéo dài đến 1, 2 giờ sáng hôm sau. Sau khi làm lễ xong, các xóm làng sẽ rước các "Ông lợn" trở lại nhà và chia lợn phát lộc cho tất cả các hộ gia đình. 

Cứ đến ngày 13 tháng Giêng hằng năm, người dân làng La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) lại mở hội rước “Ông lợn”.

Việc trang trí thông thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 2 đến 3 tiếng. Lớp áo choàng chính là lớp mỡ được bóc ra từ “Ông lợn”. Đây là nét đặc trưng của lễ hội này.

Những vật trang trí lên “Ông lợn” thường phải dùng kim khâu vào da, không thể dùng hồ dán hay keo dán. 

Từng thôn làng lại có phong cách rước khác nhau, có làng hát quan họ, có làng rước cùng điệu múa sinh tiền hoặc múa rồng…

Màn rước “ông lợn” của thôn Trần Phú.

Đúng 18h, các "Ông lợn" và lễ vật được rước qua các làng, ngõ trong xóm, sau đó rước về đình để chuẩn bị cho lễ tế. 

Mỗi đám rước gồm 3 kiệu chính: bàn lộc, mâm xôi và "Ông lợn" được rước về đình.

Hàng nghìn người chen chân, thức trắng đêm xem lễ rước “Ông lợn”.

Ông lợn của thôn Minh Khai đang được rước vào đình.

Do các “Ông lợn” năm nay đều rất nặng, nên việc rước khá vất vả.

12h đêm, các cụ cao tuổi bắt đầu làm lễ tế kéo dài đến 1, 2 giờ sáng hôm sau. Sau khi làm lễ xong, các xóm làng sẽ rước các "Ông lợn" trở lại nhà và chia lợn phát lộc cho các hộ gia đình.

Đầu xuân, nếu ai có dịp về thăm xã La Phù, dự lễ hội rước “Ông lợn” chắc hẳn sẽ không thể nào quên trước những hình ảnh độc đáo về nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân nơi đây.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản