Tin mới

Bạo hành gia đình bị xử lý thế nào?

Tôi thường xuyên bị người chồng say xỉn đánh đập, xúc phạm danh dự và sự việc này kéo dài đã hơn một năm nay. Khi tôi muốn ly hôn thì anh ta tiếp tục đánh đập tôi. Tôi phải trình báo với cơ quan nào? Hành vi của chồng tôi bị xử lý thế nào?

Hướng dẫn tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Đề cương tuyên truyền 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 55 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người

Chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Theo quy định tại khoản 1, Điều 5 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định về quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình như sau:

“1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, khi chồng bạn có hành vi bạo hành, bạn có quyền đề nghị các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình.

Các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ cho bạn trong trường hợp này được quy định cụ thể tại Điều 18 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 như sau:

 “1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.

2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.”

Để bảo vệ quyền lợi cho mình, bạn nên báo cho cơ quan công an, Ủy ban nhân dân cấp xã/phường hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực để cơ quan có thẩm quyền kịp thời ngăn chặn hành vi trên.

 Ảnh minh họa

Khi các cơ quan chức năng vào cuộc, nếu phát hiện chồng bạn có dấu hiệu bạo hành, xâm hại sức khỏe đối với vợ, thì chồng bạn có thể  bị xử phạt hành chính theo Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại sức khỏe thành viên trong gia đình như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

Ngoài ra, nếu việc chồng bạn bạo hành với bạn đến mức gây thương tích, để lại hậu quả nghiêm trọng (hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm), thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình” theo quy định tại Điều 185, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi).

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản