Tin mới

Nghỉ việc sau khi tạm hoãn HĐLĐ, có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Tôi đã tham gia đóng BHXH, BHTN đến nay là 4 năm. Nay không may mắc bệnh trọng, công ty đồng ý cho tạm hoãn hợp đồng lao động từ ngày 19/7/2016 đến ngày 31/8/2017 để điều trị. Sau khi điều trị, do không đủ sức khỏe làm việc nên tôi đã nghỉ việc từ ngày 11/9/2017. Vậy tôi có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 55 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người

Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Trả lời như sau:

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Trợ cấp thất nghiệp là một trong các chế độ của BHTN. Điều kiện, mức hưởng TCTN hiện được quy định từ Điều 49 đến Điều 53 Luật Việc làm năm 2013.

 

Hình ảnh mang tính chất minh họa (nguồn internet)

Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm, điều kiện hưởng TCTN như sau:

“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.”

Như vậy, theo quy định này, khi đáp ứng đủ 4 điều kiện luật định thì người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Vậy trường hợp nào được xác định là người lao động đang đóng BHTN? Khoản 1, 2 Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp quy định như sau:

“1. Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động là thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2. Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:

a) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;

b) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.”

Như vậy, trường hợp của bạn đã tạm hoãn hợp đồng lao động từ ngày 19/7/2016 đến ngày 31/8/2017 để điều trị bệnh và đã đóng BHXH, BHTN đến tháng 6/2016 là tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt HĐLĐ mà tạm hoãn thực hiện HĐLĐ là tháng 7/2016 nên theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 nêu trên, người lao động đó được xác định là người đang đóng BHTN.

Về thời gian đóng BHTN nêu tại khoản 2 Điều 49 Luật Việc làm, do bạn đã tham gia đóng BHXH, BHTN được 4 năm nên thỏa mãn điều kiện về thời gian đóng BHTN theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Việc làm.

Vì không đủ sức khỏe nên bạn nghỉ việc từ ngày 11/9/2017. Vậy từ ngày 01/9/2017 là ngày hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đến ngày chấm dứt hợp đồng lao động là ngày 11/9/2017 là 11 ngày nên theo quy định tại điểm 1.7 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định: “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc (trường hợp thực hiện chế độ làm việc 26 ngày/tháng) trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản”. Do đó, căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên, thời gian 11 ngày này không tính đóng BHXH, BHTN của tháng 9/2017. Việc người lao động chấm dứt HĐLĐ sau 11 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ không ảnh hưởng đến việc xác định điều kiện hưởng TCTN.

Như vậy, nếu đáp ứng thêm điều kiện tại khoản 3, 4  Điều 49 Luật Việc làm thì bạn có đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi chấm dứt HĐLĐ.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản