Tin mới

Giúp đồng bào vùng cao biên giới Tây Bắc xóa nhà tạm

(Mặt trận) - Nhiều hộ dân tại các bản, xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới của ba tỉnh: Hòa Bình, Sơn La và Ðiện Biên vẫn phải ở trong những căn nhà dột nát. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã huy động hiệu quả các nguồn lực để từng bước triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số.

Hà Giang: Xuân đến sớm với người dân khu tái định cư sau lũ Quang Bình

Mặt trận Tổ quốc các cấp tỉnh Bình Thuận phát huy vai trò trong xây dựng nông thôn mới

Yên Bái: 100% hộ dân bị thiệt hại về nhà do bão số 3 có nhà mới trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Ðiện Biên và huyện Ðiện Biên Ðông dự lễ khởi công làm nhà cho người nghèo. 

Đồng chí Lê Thành Ðô, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ðiện Biên cho biết: Ngoài nguồn lực của Nhà nước, Tỉnh ủy Ðiện Biên chủ trương kêu gọi, huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ủng hộ kinh phí, vật chất, công sức giúp người nghèo, người yếu thế, người bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh... có nhà ở ổn định. Bởi chỉ khi yên tâm về nơi ở thì người nghèo mới yên tâm lao động, sản xuất phát triển kinh tế gia đình và góp sức xây dựng quê hương.

Với Sơn La, chủ trương hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở được cụ thể hóa thành hai đề án, gồm: “Huy động nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025” và đề án “Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo tại các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025”.

Ðể giúp đồng bào các dân tộc vùng khó khăn xóa được nhà tạm, nhà dột nát, Tỉnh ủy đã giao Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng các kế hoạch, chỉ tiêu cùng những giải pháp cụ thể. Ðồng thời, chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp các huyện, thành phố rà soát và huy động nguồn lực giúp hộ gia đình khó khăn về nhà ở xóa được nhà tạm, nhà dột nát theo đúng đối tượng của hai đề án.

Ðồng chí Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sơn La

Tại Hòa Bình, việc vận động nguồn lực giúp người nghèo làm nhà được các huyện, thành phố phát động vào dịp hưởng ứng “Tháng cao điểm ủng hộ người nghèo hằng năm” và thường xuyên được Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể vận động lồng ghép trong các chương trình, hoạt động thường xuyên tại cơ sở. Ðồng chí Trần Ðức Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh cho biết: Chương trình vận động nguồn lực xây dựng nhà “Ðại đoàn kết” cho người nghèo được thực hiện đồng thời với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và chương trình xây dựng nông thôn mới.

Về hình thức, Ban vận động tỉnh chủ trương kêu gọi, vận động từ nhân dân, doanh nghiệp địa phương; đồng thời thông qua các cơ quan thông tin, báo chí kêu gọi doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong nước đồng hành góp sức giúp người nghèo có nhà ở vững chắc theo tinh thần san sẻ, hỗ trợ, đùm bọc; giúp người nghèo có điều kiện vươn lên.

Với tỉnh Ðiện Biên, việc hỗ trợ hộ nghèo làm nhà tuân theo các nguyên tắc sau: Mỗi gia đình được hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng từ nguồn kinh phí vận động thông qua Quỹ “Vì người nghèo” của tỉnh; chính quyền, nhân dân, các đoàn thể chính trị-xã hội địa phương hỗ trợ ngày công lao động và vật liệu thông thường tại chỗ; việc hỗ trợ làm nhà bảo đảm công khai, minh bạch, phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện thực tế của hộ gia đình đồng thời phù hợp bản sắc văn hóa dân tộc địa phương...

Bằng những cách làm cụ thể, sát đối tượng hỗ trợ, chủ trương kêu gọi nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo, gia đình dân tộc thiểu số khó khăn ở các tỉnh: Ðiện Biên, Hòa Bình và Sơn La đã nhận được sự đồng hành, ủng hộ của nhiều tập thể, cá nhân ở Trung ương, địa phương. Thống kê sơ bộ, từ năm 2020 đến nay, đã có 11.360 hộ nghèo của ba tỉnh vùng Tây Bắc được hỗ trợ làm mới, sửa chữa nhà ở với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 627,8 tỷ đồng.

Trong đó, tỉnh Sơn La có gần 4.500 gia đình được hỗ trợ xây mới nhà ở, hơn 200 gia đình được hỗ trợ nhà sửa chữa với kinh phí hỗ trợ gần 330 tỷ đồng. Tỉnh Hòa Bình đã huy động hơn 52,2 tỷ đồng giúp 1.075 gia đình các dân tộc thiểu số, hộ nghèo khó khăn về nhà ở xóa nhà tạm, nhà dột nát. Riêng tỉnh Ðiện Biên, giai đoạn từ 2020-2023, bằng nguồn vốn xã hội hóa, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ làm nhà và sửa chữa nhà ở cho hơn 5.200 gia đình, với tổng kinh phí thực hiện 245,71 tỷ đồng.

Ngoài nguồn vốn trên, trong suốt quá trình triển khai, cấp ủy, chính quyền ba tỉnh đã giao các tổ chức đoàn thể, lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương góp hàng triệu ngày công giúp hộ nghèo làm nhà. Cũng nhờ đó, chỉ trong thời gian ngắn, tỉnh Sơn La đã có sáu huyện hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số theo đề án “Huy động nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025”. Tỉnh Ðiện Biên có bốn huyện hoàn thành hỗ trợ hộ nghèo làm mới, sửa chữa nhà ở từ nguồn kinh phí vận động của Bộ Công an.

Vừa qua, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp tỉnh Ðiện Biên và các cơ quan liên quan triển khai Ðề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Ðiện Biên, các tỉnh Tây Bắc. Mục tiêu của chương trình là tập trung vận động các nguồn lực của xã hội để trong thời gian một năm (từ ngày 7/5/2023 đến 7/5/2024) sẽ hỗ trợ làm mới từ 7.000 đến 8.000 nhà đại đoàn kết; mức hỗ trợ chung là 50 triệu đồng/căn nhà; tổng kinh phí vận động hỗ trợ dự kiến khoảng 350 đến 400 tỷ đồng.

Tại thời điểm này, ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Ðiện Biên đã và đang tập trung chỉ đạo, vận động nguồn lực triển khai làm nhà cho hộ nghèo theo Ðề án của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, song ngoài mức hỗ trợ như trên, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang và nhân dân mỗi tỉnh còn tự nguyện tham gia vận động, hỗ trợ kinh phí, nguyên vật liệu, ngày công giúp người nghèo làm nhà với ước mong được góp sức trong chương trình vô cùng nhân văn và ý nghĩa.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản