Tin mới

Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững

(Mặt trận) - UBND thị xã Sa Pa (Lào Cai) vừa tổ chức gặp gỡ, vận động doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cùng chung tay, góp sức hoàn thành 6 nhiệm vụ năm 2020 về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Lan tỏa Mô hình Khu dân cư kiểu mẫu

Hòa Bình: Xóa nhà dột nát giúp người nghèo ổn định cuộc sống

MTTQ các cấp huyện Châu Thành củng cố khối đại đoàn kết

Chương trình xây dựng NTM và 6 nhiệm vụ trọng tâm về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn thị xã Sa Pa tập trung vào việc xóa bỏ nhà tạm dột nát; đầu tư cấp điện cho 5 thôn chưa có điện; cứng hóa 100% đường giao thông từ trung tâm xã đến trung tâm các thôn; xóa phòng học tạm; 100% các thôn, bản có loa truyền thanh và 100% thôn, bản có nhà văn hóa.

Với những mục tiêu trên, năm 2020, thị xã Sa Pa đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, triển khai 6 chương trình hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, bởi Sa Pa là một thị xã miền núi, đa số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trình độ dân trí thấp, số hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Mặc dù công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới đã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm nhanh từ 50,74% (năm 2015) xuống 13,53% (ước thực hiện năm 2020). Riêng về tiêu chí nhà ở dân cư, thị xã Sa Pa đang còn rất nhiều hộ nghèo, cận nghèo phải sống trong những căn nhà tạm, dột nát, không đảm bảo an toàn…

Từ đầu năm đến nay, thị xã Sa Pa đã vận động các nguồn xã hội hóa, cùng sự đóng góp từ các nguồn lực khác, đã sửa chữa được 117 nhà tạm, dột nát, làm mới 50 nhà tại xã Liên Minh và Mường Bo. Hiện trên địa bàn thị xã vẫn còn 479 nhà chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới, với tổng nhu cầu hỗ trợ hơn 9,27 tỷ đồng, trong đó có 127 nhà tạm, nhà dột nát của các hộ nghèo cần được hỗ trợ kinh phí để sửa chữa và làm mới.

Nhận rõ vai trò của xóa đói, giảm nghèo vừa nhằm thực hiện công bằng xã hội, vừa nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo tiền đề và nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, thị xã Sa Pa đã triển khai nhiều giải pháp xóa nghèo bền vững; thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; tạo cơ hội tốt để người nghèo tự vươn lên thoát nghèo.

Cùng với đó, thị xã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động tại các xã vùng cao, nhằm tạo việc làm tại chỗ... Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, thu nhập bình quân đầu người/năm ở khu vực nông thôn của thị xã đã tăng từ 14 triệu đồng (năm 2015) lên khoảng 16 - 18 triệu đồng trong năm 2020.

Đến nay, toàn thị xã đã có trên 3.000 hộ thoát nghèo (giảm 31,5% so với giai đoạn trước). Để việc hỗ trợ vốn, giống đến đúng đối tượng thụ hưởng và phát huy hiệu quả, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tăng cường giám sát chặt việc sử dụng vốn của người dân.

Ông Vương Trinh Quốc, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa cho biết, để làm tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, thời gian tới thị xã sẽ tận dụng tốt mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế; ưu tiên phát huy thế mạnh địa phương thông qua những cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị cao để tăng thu nhập cho bà con; mở rộng và duy trì các nghề truyền thống để tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân lúc nông nhàn. Mục tiêu mà Sa Pa hướng đến là tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo sự chuyển biến nhanh, mạnh về đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

Dịp này, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài thị xã đã đóng góp được trên 4,5 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền trên sẽ được UBND thị xã Sa Pa phân bổ cho UBND các xã, phường thực hiện Chương trình xây dựng NTM, trong đó tập trung vào xóa 127 ngôi nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản