Tin mới

Đa dạng mô hình bảo vệ môi trường tại Bắc Kạn

(Mặt trận) -Điểm nhấn trong phối hợp bảo vệ môi trường tại Bắc Kạn là đã xây dựng và nhân rộng được mô hình “Cộng đồng dân cư và tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”. Việc bảo vệ môi trường sống xung quanh đang trở thành thói quen, nếp sống tốt trong đời sống nhân dân và tín đồ các tôn giáo.

Phát huy vai trò người có uy tín ở xã Trung Sơn

Sóc Trăng họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2024

Ủy ban MTTQ tỉnh Kiên Giang trao 500 phần quà cho đồng bào Khmer

Tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường

Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Bắc Kạn và Sở Tài nguyên và Môi trường về phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu, MTTQ tỉnh đã cùng ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền bảo vệ môi trường, lồng ghép chương trình bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu vào các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”…

 Người dân xã Yên Mỹ (Chợ Đồn) thường xuyên tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường ở khu dân cư. 

Điểm nhấn trong Chương trình phối hợp bảo vệ môi trường là triển khai xây dựng được mô hình điểm “Cộng đồng dân cư và tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” tại huyện Chợ Mới và thành phố Bắc Kạn. Thực hiện mô hình này, các tổ chức tôn giáo đã tích cực vận động tín đồ, đồng bào các dân tộc tham gia bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể như phân loại rác thải, không vứt rác bừa bãi, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, giữ gìn cảnh quan môi trường sống xanh, sạch, đẹp, tham gia trồng rừng, trồng cây xanh tạo cảnh quan thiên thiên. Sau 5 năm xây dựng, mô hình “Cộng đồng dân cư và tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” không những được duy trì mà đang tiếp tục nhân rộng ra một số địa phương, trong đó có thôn Khuổi Hao, xã Cao Thượng và thôn Nặm Dài, xã Nam Mẫu (huyện Ba Bể) với mô hình cụ thể cho tín đồ tôn giáo: “Đồng bào tôn giáo bảo vệ môi trường”.

Tại tỉnh Bắc Kạn có 03 tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân là Công giáo, Phật giáo và Tin Lành. Các tôn giáo này hoạt động tại 51 xã, phường, thị trấn của 8 huyện và thành phố, với tổng số gần 18.000 người theo đạo, chiếm hơn 5% dân số toàn tỉnh. Việc thực hiện mô hình “Cộng đồng dân cư và tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” đã mang lại những hiệu ứng tích cực. Đến nay, người dân và tín đồ tôn giáo đã nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh, môi trường. Các chất thải sinh hoạt đều được thu gom đến đúng nơi quy định, đường làng ngõ xóm được người dân giữ gìn sạch sẽ. Ở các cơ sở thờ tự được giữ gìn sạch đẹp, thân thiện với thiên nhiên và môi trường. Tại các đền chùa, việc đốt hương và vàng mã đã hạn chế nhiều.

Theo đánh giá của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình phối hợp “Phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” giai đoạn 2016 – 2021, việc bảo vệ môi trường sống xung quanh đang dần trở thành thói quen, nếp sống tốt trong đời sống nhân dân và tín đồ các tôn giáo.

Giảm nghèo bền vững và bảo vệ môi trường

Cùng với xây dựng các mô hình điểm “Cộng đồng dân cư và tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Kạn cũng đã xây dựng và nhận rộng mô hình “Khu dân cư hài hòa xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường”, mô hình “Khu dân cư hài hòa giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường gắn với biến đổi khí hậu” tại các địa bàn dân cư. Những mô hình này đã lan tỏa và khẳng định hiệu quả. Điển hình như tại thôn Tổng Ngay, xã Dương Phong, huyện Bạch Thông; thôn Bản Sáng, xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm; thôn Nà Bản, xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn. Những thôn này đều thành lập tổ tự quản, xây dựng cam kết không vứt rác bừa bãi, không đổ nước thải ra đường, nơi công cộng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, định kỳ hằng tháng cùng tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng, khơi thông cống rãnh phong quang, sạch đẹp.

Các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam tỉnh cũng có nhiều mô hình hay về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu: Hội Nông dân tỉnh xây dựng và duy trì được 738 mô hình “Sạch nhà, tốt ruộng”; Đoàn Thanh niên duy trì 224 mô hinh ̀ “Tuyên đươ ́ ng thanh niên tư ̀ qua ̣ n”, “Tuyê ̉ n ́ đương xanh, sa ̀ ch, đe ̣ p, văn minh” ta ̣ i 108 ̣ xa, phươ ̃ ng, thi ̀ trâ ̣ n; Hội Liên hiệp Phụ nữ ́ tỉnh tích cực tham gia thực hiện chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng (REDD+), tham gia quản lý bảo vệ rừng phòng hộ, rừng tự nhiên, thực hiện các mô hình sinh kế lồng ghép với bảo vệ và phát triển rừng như trồng cây dược liệu dưới tán rừng, trồng rau bồ khai, trồng dong riềng, trồng cây sa nhân tím...

Đến nay, tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng và nhân rộng 459 khu dân cư thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, 4 mô hình điểm về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, 8 mô hình điểm trong thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”… Từng nội dung bảo vệ môi trường đã được cụ thể hóa, được đưa vào hương ước, quy ước và là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại gia đình văn hóa.

An Luých

 

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản