Tin mới

Gia Lai: Hội nghị biểu dương người có uy tín, tiêu biểu đồng bào dân tộc thiểu số

(Mặt trận) - Ngày 28/12, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai, tổ chức Hội nghị gặp mặt, biểu dương 400 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Gia Lai lần thứ 3,giai đoạn 2018-2020.

Tân Sơn tiếp tục nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng chú trọng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Giao lưu những tâm gương tiêu biểu, tại Hội nghị. 

Dự hội nghị có bà Phạm Thanh Tuyền - Phó Trưởng Ban Công tác phía Nam Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Châu Ngọc Tuấn – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai; ông Hồ Văn Điềm - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai; ông Kpă Thuyên – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và 400 đại biểu đại diện cho 955vị là nguời có uy tín tiêu biểu trong đồng bào 44 dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai về dự.

Trong thời gian qua, bằng uy tín và ảnh hưởng của mình, người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã gương mẫu thực hiện, tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, cũng như nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Trọng tâm là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, gắn với triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13/02/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai “về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh” và Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Các cụ, các vị là những hạt nhân quan trọng kịp thời nắm bắt tình hình, phát hiện, cung cấp nhiều thông tin có giá trị giúp các ngành chức năng, chính quyền địa phương khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong triển khai các chính sách phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc và miền núi.

Đây cũng chính là lực lượng nòng cốt tích cực tham gia cùng chính quyền địa phương trong việc đấu tranh, ngăn chặn nhiều hoạt động trái pháp luật; tham gia giải quyết nhiều vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân; quản lý, giáo dục đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, tích cực vận động con cháu trong gia đình không tham gia các tệ nạn xã hội, tránh xa ma túy, không vi phạm pháp luật, không nghe và tin theo luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của kẻ xấu, không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống, không tự tử; bài trừ các hủ tục lạc hậu như ma lai, thuốc thư…Phát huy vai trò đi đầu trong công tác xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái ở vùng DTTS; xây dựng, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trong công tác xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, nhiều vị có uy tín trong đồng bào DTTS là chỗ dựa quan trọng của cấp ủy, chính quyền trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công tác giảm nghèo với nhiều mô hình, cách làm hay sáng tạo mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm xuống còn 4,5% và giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS còn 6,25%.

Đến nay, toàn tỉnh Gia Lai có 88 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 97 thôn, làng đạt chuẩn nông  thôn mới; thành phố Pleiku hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018; thị xã An Khê và thị xã Ayun Pa đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương thẩm định, xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2019.

Tại các địa phương như thành phố Pleiku, thị xã Ayun Pa, thị xã An Khê và các huyện Ia Grai, Chư Prông, Phú Thiện, Kbang, Đak Pơ... đã có hàng trăm hộ nông dân là người đồng bào DTTS sản xuất, kinh doanh giỏi, nhiều tấm gương sáng về mô hình phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại cho thu nhập bình quân mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Ngoài ra, còn có rất nhiều tấm gương người có uy tín tiêu biểu trong giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc; tham gia truyền dạy cho các thế hệ con cháu và cộng đồng các nghề truyền thống, các lễ hội, điệu hát, múa, nhạc cụ mang bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc như: Dệt thổ cẩm, chỉnh chiêng, tạc tượng, đánh cồng chiêng...

Hội nghị cũng dành nhiều thời gian để lắng nghe ý kiến chia sẻ của các đại biểu là người có uy tín trong đồng bào các DTTS về cách làm hay trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; trong bảo vệ rừng và xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, trong xây dựng gia đình – khu dân cư văn hóa; công tác hòa giải ở cơ sở, trong bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.

Phát biểu tại hội nghị, ông Châu Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai nhiệt liệt biểu dương, ghi nhận những đóng góp quan trọng của các vị có uy tín trong đồng bào DTTS vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Đồng thời nhấn mạnh vai trò các vị già làng, người có uy tín trong đồng bào DTTS là cầu nối quan trọng giữa chính quyền địa phương với cộng đồng các DTTS, đồng chí khẳng định người có uy tín chính là chỗ dựa vững chắc của hệ thống chính trị trong thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, các chương tình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân, nhất là trong vùng đồng bào DTTS, góp phần củng cố thế trận an ninh nhân dân kết hợp với thế trận quốc phòng toàn dân.

Trong thời gian tới, yêu cầu các cấp, ngành, địa phương cần tiếp tục quán triệt sâu sắc vai trò của người có uy tín đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng; bám sát tình hình thực tế tại địa phương, nhân rộng các điển hình tiên tiến tiêu biểu. Để Người có uy tín tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước.

Nhân dịp này, UBND tỉnh Gia Lai tặng Bằng khen cho 100 cá nhân và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai cũng tằng Bằng khen cho 100 cá nhân là người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS vì đã có thành tích xuất sắc trong tập hợp xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư, giai đoạn 2018 – 2020.

 
Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản