Tin mới

Cán bộ Mặt trận cơ sở đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phòng, chống dịch Covid-19

(Mặt trận) - Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cán bộ Mặt trận các cấp ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có nhiều sáng kiến và hoạt động thiết thực góp phần phòng chống và đẩy lùi dịch Covid-19.

Lạc Dương (Lâm Đồng): Phát động Tháng cao điểm Vì người nghèo năm 2024

Bình Định: Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn M10

TP.Thuận An (Bình Dương): Khu phố Bình Đức 1 tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Người dân tộc thiểu số ở Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh được tiêm mũi 2 vaccine phòng Covid-19. Ảnh: La Lành

Tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bằng tiếng dân tộc thiểu số

Gắn việc tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh với việc phổ biến quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác dân tộc, mỗi cán bộ Mặt trận ở cơ sở đã thực hiện công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo chung; tăng cường tổ chức tuyên truyền bằng tiếng dân tộc thiểu số về phòng chống dịch Covid-19 trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương; đồng thời phối hợp với Đài phát thanh - truyền hình của huyện tiếp sóng và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình bằng các thứ tiếng của đồng vào dân tộc thiểu số của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh nói chung và ưu tiên đặc biệt trong giai đoạn này là phòng chống dịch Covid-19.

Như tại xã biên giới Thuận An, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông, đa số bà con còn hạn chế trong sử dụng tiếng phổ thông nên không phải ai cũng nghe và hiểu hết được những khuyến cáo của Bộ Y tế về cách phòng, chống dịch Covid-19. Chính vì vậy, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên xã đã phối hợp với đồn biên phòng cửa khẩu Thuận An đã áp dụng nhiều hình thức để tuyên truyền. Trong đó, đơn vị đã phối hợp với biên dịch và thu âm các nội dung tuyên truyền phòng chống dịch Covid -19 sang tiếng M’Nông với nội dung ngắn gọn, dễ nghe, dễ hiểu, dễ thực hành để giúp người dân chủ động phòng, chống dịch.

Nâng cao nhận thức phòng chống dịch COVID-19 trong đồng bào dân tộc thiểu số ở thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Ảnh: danvan.vn

Với 29.593 người có uy tín tên cả nước, nhiều địa phương đã phát huy vai trò của người có uy tín tiêu biểu, các tổ tự quản trong việc tuyên truyền, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 gắn với việc kiểm tra, giám sát, tuần tra, bảo vệ vùng biên giới. Mỗi người có uy tín đã chủ động đọc báo, tuyên truyền những nội dung được truyền tải trên trên các báo, tạp chí tới bà con thông qua loa phát thanh. Từ đó vận động đồng bào dân tộc thiểu số tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của chính quyền cơ sở và hướng dẫn của ngành Y tế trong phòng, chống dịch Covid-19.

Ông Tòng Văn Thời (ấp Nhân Trí), là người có uy tín trong đồng bào dân tộc Châu Ro, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tuyên truyền công tác phòng, chống dịch tới bà con. Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ở nơi có đông đồng bào DTTS; thường xuyên nắm bắt tình hình trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, để kịp thời tham mưu, phối hợp với các địa phương giải quyết các tình huống bất ngờ xảy ra; đồng thời cung cấp thông tin về việc thực hiện chính sách dân tộc và những nội dung có liên quan về công tác dân tộc tới các cơ quan báo chí, các tổ chức chính trị - xã hội của địa phương, với các giải pháp phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào DTTS, để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của mình ở khu dân cư, ban công tác mặt trận đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tổ Covid cộng đồng với nòng cốt là các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể tại cộng đồng, người tình nguyện tại các khu dân cư dưới sự tổ chức, quản lý của chính quyền địa phương… "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để thực hiện việc tuyên truyền, vận động, nhắc nhở nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; kịp thời phát hiện, báo cáo với chính quyền, cơ quan chức năng người đi, người đến từ vùng dịch, liên quan đến các ca bệnh và ổ dịch để có biện pháp xử lý theo quy định.

Cùng với đó mỗi cán bộ Mặt trận ở dọc các tuyến biên giới cũng phối hợp chặt chẽ với lực lượng bộ đội biên phòng, công an, cùng các lực lượng khác trong Nhân dân giám sát, kiểm tra, tham gia tuần tra bảo vệ, quản lý biên giới; bảo vệ “vùng xanh” ở nông thôn miền núi, góp phần phòng chống dịch bệnh tại địa phương; phát hiện, phản ánh các hiện tượng bất thường ở cơ sở đến các lực lượng chức năng, để ngăn chặn kịp thời các sự việc làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở nơi cư trú, nhất là việc xuất, nhập cảnh trái phép qua biên giới làm lây lan dịch bệnh; phát hiện đề xuất việc biểu dương, khen thưởng đột xuất hoặc định kỳ những tổ chức (thôn, làng, tổ dân phố; xã, phường, thị trấn) và cá nhân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia phòng chống Covid-19.

Kịp thời triển khai các gói hỗ trợ và tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho bà con

Kiểm tra thân nhiệt tại trạm y tế thị trấn Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Sưu tầm

Dịch bệnh đã và đang ảnh hưởng nặng nề tới đời sống của người lao động nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, chính vì vậy, để đảm bảo quyền lợi và đời sống của bà con, cán bộ Mặt trận ở cơ sở cũng đã phối hợp tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ kịp thời đối với lao động là người dân tộc thiểu số từ vùng dịch trở về địa phương nhất là các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; triển khai kịp thời các gói hỗ trợ đến đồng bào dân tộc thiểu số. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền có chính sách hỗ trợ phù hợp, không để đồng bào dân tộc thiểu số bị thiếu đói do bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.

Cùng với đó, phối hợp kiểm tra, giám sát, đôn đốc triển khai các gói cứu trợ đến những người bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 là người dân tộc thiểu số nói riêng và người bị ảnh hưởng dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung.

Tiêm phòng vaccine COVID-19 cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì. Ảnh: Báo Hà Nội mới

Nhiều tỉnh, thành phố đã tổ chức tiêm vắc-xin và hỗ trợ lương thực, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó phải kể đến Thành phố Hà Nội bằng các giải pháp tích cực, linh hoạt, đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô đã được tạo điều kiện tốt nhất trong tiếp cận vắc xin phòng chống Covid-19. Như tại xã Minh Quang, huyện Ba Vì, hơn 200 đối tượng là thương binh, người có công, người khuyết tật và đồng bào dân tộc được ưu tiên tiêm trong đợt này; xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội đã tổ chức tiêm cho 179 đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS trên địa bàn. Theo số liệu từ 5 huyện có đông đồng bào DTTS sinh sống (Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức), tính đến hết ngày 30/7, số người đã được tiêm vắc xin trên địa bàn là 5.474 người.

Đồng bào dân tộc Chăm tại Phường 1, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh được tiêm vaccine 

Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian dịch bùng phát, các xã, thị thị trấn vận động giảm giá thuê phòng cho người lao động thuê phòng trong đó có các hộ đồng bào người dân tộc; những “Chuyến xe yêu thương” của huyện chuyển đến xã, thị trấn; hay như những phần quà nhu yếu phẩm, rau củ quả MTTQ xã, thị trấn vận động chăm lo tại cơ sở đều có những phần quà dành tặng cho bà con người dân tộc trên địa bàn. Nhân dịp Đại lễ Raya Idil Adha của đồng bào dân tộc Chăm, ngày 20/7/2021 đại diện MTTQ thành phố, Hội LHPN thành phố đã đến thăm, chúc mừng và trao tặng 26 phần quà cho các chị em hội viên Khu nhà trọ đồng bào Chăm tại ấp Bến Đò 2, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi.

Ngày 1/8/2021, Ủy ban nhân dân Phường 12 Quận 10 tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 cho bà con dân tộc Chăm sinh sống tại khu vực Thánh đường Hồi giáo Hayatul Isla của phường. Đồng bào Chăm đã tích cực tham gia và thực hiện theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế quận 10, chủ động quét mã QR, và chấp hành nghiêm quy tắc 5K trước và sau khi tiêm.

Tại tỉnh Sóc Trăng, Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với chính quyền địa phương, MTTQ xã trao tặng nhu yếu phẩm cho các gia đình Khmer nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu. Do thời gian giãn cách xã hội kéo dài, nên một số hộ dân đã cạn kiệt lương thực, thực phẩm. Chính quyền địa phương đã vận động các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm được 110 phần quà để trao tặng cho 110 gia đình Khmer có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn ấp Prêy Chóp B, xã Lai Hòa; ấp Trà Sết, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu....

Lan tỏa những mô hình hay trong công tác phòng, chống dịch

Tổ Covid cộng đồng thôn Đạo Trù Hạ, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện tuyên truyền vận động các hộ dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch 

Giống như các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã thành lập các “Tổ Covid Cộng đồng” nhằm phát huy vai trò của Ban công tác Mặt trận, tổ dân phố, các chi hội đoàn thể, các vị chức sắc, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong việc giám sát và vận động nhân dân tích cực tham gia phòng, chống dịch Covid-19 tại từng khu dân cư. Tiêu biểu cho hoạt động này là Huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc khi thành lập 103 tổ Covid cộng đồng với hơn 1.000 thành viên, mỗi tổ Covid cộng đồng phụ trách từ 30 - 50 hộ. Các tổ Covid cộng đồng chủ động bám sát địa bàn, nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện những vấn đề nảy sinh trong thực hiện, giám sát, quản lý phòng, chống dịch. Với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, các tổ Covid cộng đồng huyện Tam Đảo đã phát huy vai trò nòng cốt tuyên truyền giúp bà còn vùng đồng bào DTTS nâng cao nhận thức phòng, chống dịch. Qua đó, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền sớm đẩy lùi dịch bệnh, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Tại huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên- Huế với đặc thù có xã (Quảng Nhâm) có 90% đồng bào người dân tộc Tà Ôi, Mặt trận Tổ quốc xã đã phối hợp với lực lượng Công an xã chính quy đóng vai trò chủ chốt. Để người dân không hoang mang trước tình hình dịch bệnh, Mặt trận Tổ quốc xã cùng Công an xã đến từng hộ gia đình tuyên truyền cách phòng ngừa dịch bệnh, cung cấp số điện thoại đường dây nóng của Công an để người dân kịp thời thông báo những thông tin liên quan; đồng thời tham mưu cho chính quyền thành lập các tổ tự quản, tổ giám sát đường biên có sự tham gia của người dân địa phương, tuyệt đối không để người dân nhập cảnh trái phép…

Cán bộ, công chức và nhân dân xã Ninh Lai (Sơn Dương) ủng hộ Quỹ vaccine phòng,
chống dịch Covid-19 cho Ủy ban MTTQ huyện.
 

Xác định công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 là nhiệm vụ cấp bách, cần thiết, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức phát động "Toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19" trên địa bàn toàn huyện, được đông đảo các tầng lớp nhân dân nhiệt tình tham gia hưởng ứng ủng hộ. Tính đến ngày 19/8/2021, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện đã vận động tiếp nhận ủng hộ và đăng ký ủng hộ được trên 2 tỷ đồng tiền mặf và hiện vật là 500 kính bắn giọt (trị giá trên 10 triệu đồng); phối hợp với Huyện đoàn tiếp nhận các nhu yếu phẩm, trị giá trên 30 triệu đồng; phối hợp với MTTQ 27 xã, thị trấn tuyên truyền, vận động nhu yếu phẩm trao tặng 21 chốt trạm trên địa bàn huyện, hiện vật quy ra tiền 325 triệu đồng. Các tổ chức chính trị - xã hội huyện đã huy động lực lượng đoàn viên, hội viên tham gia các hỗ trợ khai báo y tế và hướng dẫn phòng chống dịch Covid - 19 tại 21 chốt kiểm soát dịch bệnh bằng các việc làm thiết thực; tham gia trực chốt kiểm dịch và hỗ trợ nấu ăn cho người đang cách ly trong khu cách ly của huyện.

Mô hình “Tiếng loa Biên phòng” của Đồn Biên phòng An Thạnh Ba, BĐBP Sóc Trăng. Ảnh: Văn Long 

Để thuận lợi trong công tác tuyên truyền, mô hình “Tiếng loa biên phòng” cũng được sử dụng rộng rãi. Mô hình này khá đơn giản và tiết kiệm, nhưng lại phát huy tối đa hiệu quả đối với nơi có địa bàn rộng, đường đi lại khó khăn, hệ thống loa truyền thanh xã, phường không đáp ứng được nhu cầu. Chỉ với 1 chiếc “loa kẹo kéo”, chiếc USB có sẵn các nội dung tuyên truyền và xe môtô 2 bánh, thì có thể đi đến được tất cả những nơi có người dân sinh sống, để truyền đạt những thông tin cơ bản nhất về dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. “Tiếng loa Biên phòng”, hãy chung tay phòng, chống COVID-19. Trong đó phải kể đến tỉnh Sóc Trăng, cùng với hình thức tuyên truyền “đi từng ngõ, gõ từng nhà” thì mô hình “Tiếng loa Biên phòng” được tuyên truyền bằng hai thứ tiếng Kinh và Khmer cho nên rất thiết thực, bổ ích. Thông qua mô hình, người dân đồng bào dân tộc thiểu số đã nghe, hiểu về mức độ nguy hiểm của COVID-19 và chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. Mô hình cũng góp phần thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ kép: Bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia và phòng, chống có hiệu quả COVID-19, hỗ trợ người dân nâng cao ý thức phát triển kinh tế gia đình”.

Ngoài ra còn rất nhiều mô hình, cách làm hiệu quả, lan tỏa nhiều yêu thương, chia sẻ, hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch, đồng bào vùng dịch cả nước nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng của tổ chức mặt trận và các tổ chức thành viên như: Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động, Hội Nông dân, các cấp, các ngành.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản