Tin mới

Cứ 40 người dân nuôi 1 công chức!

Một nghịch lý là chủ trương tinh giản biên chế, bộ máy hành chính được đặt ra từ nhiều năm qua, nhưng càng ngày càng có xu hướng tăng lên. Đâu là nguyên nhân?

Phú Yên: Đại hội điểm MTTQ huyện Phú Hòa lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024-2029

Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ 13 khóa XV

Cà Mau: Lấy ý kiến đóng góp dự thảo các văn bản Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ X

 Hội nghị Trung ương 6 đã đưa ra những quyết sách mạnh mẽ về đổi mới hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập. Ảnh: Thành Nam

Bộ máy nhà nước của chúng ta hiện nay có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức, viên chức. Mỹ có dân số gần gấp 4 lần Việt Nam, nhưng đội ngũ công chức của họ chỉ có 2,1 triệu. Cứ 160 người dân Mỹ chỉ nuôi một công chức, trong khi đó 40 người dân Việt Nam phải nuôi một công chức.

Một nghịch lý là bộ máy có xu hướng ngày càng phình to.

Tính đến hết năm 2016, tổng số lượng người làm việc vượt biên chế tại các tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ là 3.137 người (vượt 3,5%), còn tại các cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ là 1.234 người (vượt 8,6%).

Vẫn còn 7 bộ sử dụng quá số biên chế được giao ở các tổng cục. 14 bộ, cơ quan ngang bộ sử dụng quá số biên chế được giao ở các vụ, cục.

31/63 tỉnh, thành sử dụng vượt tổng số 6.376 biên chế tại các đơn vị hành chính thuộc cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Nguyên nhân của tình trạng nói trên vẫn là câu chuyện muôn thuở: Lợi ích cục bộ. Nhiều địa phương, đơn vị không muốn giảm biên chế, vì đồng nghĩa với các lợi ích kèm theo, sẽ bị cắt giảm. Khi xây dựng vị trí việc làm, nhiều đơn vị đều muốn tăng thêm, đồng nghĩa với tăng người, tăng kinh phí, giảm khối lượng công việc.

Trong xu thế chung là giảm biên chế, một số địa phương tìm cách tách huyện, thành lập huyện mới, tách thêm Sở, như thành lập Sở Cảnh sát PCCC, tách từ Công an tỉnh; thành lập Sở Du lịch (từ Sở VHTTDL). Trong khi, với địa giới và bộ máy cũ, công việc chuyên môn vẫn bảo đảm bình thường.

Tách địa phương, sở, ban mới… sẽ hết sức tốn kém về chi lương cho cán bộ lãnh đạo, phục vụ, rồi trụ sở, xe cộ, hội nghị, họp hành…

Cách đây không lâu, khi Bộ Nội vụ trình dự thảo nghị định về sáp nhập các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh thì nhiều Bộ, ngành, địa phương đều đồng thanh… phản đối.

Nếu chúng ta không quyết liệt, thì với những lợi ích chằng chịt từ cơ sở, mục tiêu tinh giản biên chế sẽ mãi xa vời.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đặt ra mục tiêu: Đến năm 2025, tiếp tục giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% đơn vị sự nghiệp công lập và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021.

Theo Đăng Trung/Báo Lao động

 

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản