Tin mới

Tối ưu năng lượng tái tạo năm 2050: Giấc mơ có thành hiện thực?

Chuyên gia và các nhà phân tích mặc dù thừa nhận tiềm năng phát triển của năng lượng tái tạo ở Việt Nam nhưng vẫn cho đây là mục tiêu khó.

Nhân dân ấp Tân Thới B, xã Tạ An Khương Đông tiếp tục giữ gìn sự đoàn kết

Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn Sur B, xã Ia Hla

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư Sơn Thắng

Nhận định của Liên minh năng lượng bền vững Việt Nam và Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) cho thấy, Việt Nam có đủ nguồn năng lượng tái tạo để xây dựng ngành điện quốc gia theo kịch bản phát triển năng lượng bền vững.

Cụ thể là, Việt Nam có thể thực hiện các biện pháp sử dụng tối đa nguồn năng lượng tái tạo, từ đó nâng cao hiệu suất năng lượng để xây dựng được một ngành điện tái tạo lên tới 80% công suất nguồn của toàn hệ thống; thậm chí có thể tiến tới kịch bản phát triển năng lượng bền vững tối ưu tới 100% điện tái tạo vào năm 2050.

  Dự án điện gió được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh minh họa: KT)

Chưa đủ khả năng “làm chủ được thiên nhiên”

Theo bà Ngụy Thị Khanh - Đại diện Liên minh năng lượng bền vững Việt Nam, để có thể tiến tới một kịch bản ngành điện Việt Nam tiến tới 100% điện tái tạo vào năm 2050, ngay từ bây giờ, Việt Nam phải thực hiện rất nhiều các giải pháp đồng bộ.

“Việt Nam vừa phải tập trung phát triển mạnh mẽ các nguồn điện từ năng lượng tái tạo, vừa phải song hành với việc kiểm soát sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, nhờ các biện pháp tăng cường hiệu suất năng lượng và dừng các kế hoạch xây dựng thêm nhiệt điện than từ năm 2020”, bà Khanh nêu quan điểm.

Nhận xét về kịch bản sử dụng 100% điện từ năng lượng tái tạo vào năm 2050, nhiều chuyên gia cho rằng, các nghiên cứu này chỉ thuần túy nhìn nhận từ góc độ khoa học, trên cơ sở của tiềm năng tự nhiên cũng như kỹ thuật của các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời… mà chưa nhìn vào thực tế khả năng “biến giấc mơ thành hiện thực”.

GS.TS. Nguyễn Thế Mịch, Trường ĐHBK Hà Nội - chuyên gia Chương trình Năng lượng tái tạo của GIZ phân tích, với trình độ công nghệ và tiềm lực thực tế hiện nay, Việt Nam vẫn chưa thể “làm chủ được thiên nhiên”. Do đó, nhiệt điện than vẫn đang là giải pháp an toàn, đảm bảo tính ổn định cho hệ thống điện quốc gia, đảm bảo nguồn cung cấp cho phát triển kinh tế và đời sống.

“Tiến tới sử dụng 100% điện tái tạo vào năm 2050 là những tính toán của một đơn vị mang tính chất thuần túy khoa học, xuất phát từ rất nhiều giả thiết khác nhau nên chưa phải là cách nhìn toàn cục đối với tất cả các vấn đề kinh tế - xã hội. Để đưa ra được một hoạch định chính xác, vẫn cần phải dựa vào rất nhiều những tham số khác nhau, không thể dựa trên những tiềm năng lý thuyết thuần túy”, GS.TS. Nguyễn Thế Mịch nêu quan điểm.

Mặc dù đưa ra nhiều khó khăn thách thức trong việc phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, song GS.TS. Nguyễn Thế Mịch cũng có chung quan điểm với nhiều chuyên gia phân tích khi cho rằng, thời cơ đã đến cho Việt Nam phát triển khả thi một ngành năng lượng tái tạo, khi thực tế các kết quả đạt được cao hơn nhiều so với số liệu mà Quy hoạch điện 7 điều chỉnh đưa ra.      

Tăng năng lượng tái tạo khi suất đầu tư giảm

Đại diện Chương trình Năng lượng của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID), ông Đỗ Đức Tưởng vẫn kỳ vọng vào sự phát triển nhiều hơn 17.000MW điện mặt trời sau các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế giá điện mặt trời cũng như các ưu đãi về đất đai, thuế, phí cho các dự án năng lượng tái tạo.

“Những chính sách ưu đãi mà trong Quyết định 11 của Thủ tướng là định hướng đúng cho phát triển điện mặt trời ở Việt Nam. Điện mặt trời ở Việt Nam còn chưa phát triển nhiều mặc dù có tiềm năng rất lớn từ miền Trung trở vào đến ĐBSCL. Quyết định 11 gần như là chìa khóa giúp Việt Nam mở cửa phát triển thị trường điện mặt trời”, ông Tưởng đánh giá.

Trong khi đó, chuyên gia năng lượng Nguyễn Quốc Khánh cũng chỉ ra nhiều hạn chế, thách thức cho phát triển năng lượng tái tạo, bởi các nguồn lực trong nước, tiềm lực tài chính cũng như năng lực của các nhà đầu tư và trình độ tiếp nhận công nghệ… Song ông Khánh vẫn kì vọng khả năng đạt được 21.000MW điện năng lượng tái tạo vào năm 2030 là hoàn toàn có cơ sở.

“Xu thế về chuyển dịch năng lượng đang diễn ra trên thế giới đã làm cho giá thành sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo ngày càng cạnh tranh hơn. Những tiến bộ vượt bậc về khoa học công nghệ cũng dẫn đến cơ hội có thể khai thác được các nguồn năng lượng tái tạo một cách hiệu quả”, ông Khánh nhận định.

Có thể nói, thời cơ phát triển năng lượng tái tạo đã thực sự đến với Việt Nam. Tuy nhiên, để tăng nhanh tỷ trọng nguồn điện này, Việt Nam cần giải quyết được một số nút thắt cơ bản. Trong đó, phải kể đến nhân lực có trình độ chuyên môn, các nguồn vốn có chi phí và lãi suất hấp dẫn.

Quan trọng hơn, cần phải có cái nhìn đúng hơn về năng lượng tái tạo, từ đó sẽ là cơ sở thúc đẩy chuyển dịch năng lượng xanh ở Việt Nam. Nếu cứ tính chung các dự án thủy điện vào công suất nguồn năng lượng tái tạo, rất có thể sẽ làm sai lệch những nỗ lực phát triển gia tăng các nguồn năng lượng tái tạo thực thụ.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản