Tin mới

Cán bộ sai phạm, người đứng đầu “vô can” là chưa ổn

Chúng ta nhấn mạnh nhiều đến trách nhiệm của người đứng đầu nhưng chưa có ai bị xử lý trước những sai phạm ở tổ chức đảng, địa phương mình.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Thủ tướng: Thanh niên cần thực hiện '5 xung kích', '6 khát vọng' trong chuyển đổi số

Thường trực Ban Bí thư tiếp Đoàn đại biểu Đảng Lao động Triều Tiên

Kiểm tra, giám sát được xem là một trong những “vũ khí” quan trọng để Đảng kiểm soát quyền lực nhà nước, thực hiện chức năng lãnh đạo, ngăn chặn xu hướng chệch hướng của quyền lực. Nhìn thẳng vào sự thật, người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá, bên cạnh những chuyển biến tích cực, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, còn chiếu lệ, hình thức, chưa quyết liệt.

Tại Hội nghị báo cáo viên do Ban Tuyên giáo tổ chức đầu tháng 9 về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, kết quả tổng kết năm 2016 và sơ kết 6 tháng đầu năm 2017 cho thấy một số Ủy ban Kiểm tra các địa phương không tiến hành kiểm tra các tổ chức và đảng viên cấp dưới có dấu hiệu vi phạm. 

Đánh giá về kết quả này, trả lời phỏng vấn phóng viên VOV, ông Hà Quốc Trị - Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng một số cơ quan kiểm tra của địa phương thiếu chủ động, còn e dè, nể nang, né tránh, ngại va chạm, không dám tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm. Một tổ chức đảng trong một thời kỳ nhất định có thể không có vi phạm nhưng nhiều tổ chức đảng và nhiều cán bộ, đảng viên như vậy mà không có dấu hiệu vi phạm thì có gì đó không ổn. 

“Văn kiện Đại hội XII và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã nhận định, tình hình vi phạm của cán bộ, đảng viên trong thời gian qua không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng, một số mặt còn có diễn biến phức tạp và nghiêm trọng hơn. Như vậy, kết quả kiểm tra của một số tỉnh, thành như vậy là không phù hợp”, ông Trị nhấn mạnh.

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng

Kiểm tra chính là lãnh đạo

Vậy đâu là nguyên nhân khiến cho việc kiểm tra, giám sát của Đảng chưa thật mạnh, vẫn còn tình trạng né tránh, e dè, thiếu chủ động?

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, người cũng đã từng có thời gian làm công tác kiểm tra Đảng, cho rằng, đó là do công tác kiểm tra Đảng ở các cấp chưa được coi trọng và chưa được nhận thức như một nội dung lãnh đạo của Đảng. Chính lối tư duy cũ kỹ cho rằng cơ quan kiểm tra Đảng chỉ vào cuộc khi có vụ việc xảy ra chậm thay đổi đã khiến cho chúng ta đang “chạy đuổi” theo các sai phạm chứ chưa thể xác định, “nắm” được cụ thể khởi nguồn, gốc rễ của các sai phạm. Trong khi hoạt động kiểm tra giám sát phải là hoạt động thường xuyên của tổ chức Đảng, chứ không chỉ của cơ quan kiểm tra của Đảng. Đây cũng là nhiệm vụ của cấp ủy, của thường vụ cấp ủy, của tổ chức Đảng và của từng cán bộ, đảng viên. Bởi Đảng đã khẳng định “lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo”. Nhận thức này phải được thông suốt từ trung ương đến địa phương: kiểm tra chính là lãnh đạo.

Bên cạnh đó, theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, chúng ta đang có sự lẫn lộn khi phân biệt giữa biểu hiện yếu kém về công tác kiểm tra Đảng ở các cấp, nhất là cấp cơ sở với nguyên nhân dẫn đến những yếu kém đó. Cụ thể, khi một sự việc xảy ra, cần có sự phân định rõ ràng và nghiêm túc để đánh giá đúng sai lầm, khuyết điểm ở mức độ nào, tác động tiêu cực đến đâu, cả ở trong Đảng lẫn ngoài xã hội, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân ra sao, để tránh việc che giấu khuyết điểm, xuê xoa, “dĩ hòa vi quý”, hay hạ cấp mức độ vi phạm trong quá trình xem xét, xử lý vụ việc.  

Sau khi phân định rõ ràng, đánh giá đúng những sai phạm, mới tìm đến nguyên nhân dẫn lối đến sai phạm đó. Trong đó, phải chỉ ra được nguyên nhân tự thân của người gây ra vụ việc, vì sao lại mắc phải những sai phạm, trong đó có vấn đề về tư duy, tính Đảng, rèn luyện, tu dưỡng, tinh thần trách nhiệm; rồi mới đến nguyên nhân về sự quản lý của tổ chức Đảng, về công tác kiểm tra giám sát của các cơ quan chuyên môn, mà chúng ta vẫn gọi là “kiểm soát quyền lực”. Kiểm soát quyền lực không tốt sẽ dẫn đến sai phạm. Từ những nguyên nhân chung, tiếp tục đi vào nguyên nhân của từng vụ việc, từ đấy mới quy trách nhiệm trên tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI đó là trách nhiệm của người đứng đầu.

Vừa qua, chúng ta cũng đã nhấn mạnh nhiều đến trách nhiệm của người đứng đầu, nhưng qua một vài vụ việc ở nơi này, nơi khác, dường như người đứng đầu đều “vô can”, chưa có người đứng đầu nào bị xử lý trước những sai phạm ở tổ chức đảng của mình, ở địa phương mình. Trong khi, như khẳng định của Đảng, “lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo”, anh được giao nhiệm vụ đứng đầu, lãnh đạo của cấp ủy địa phương, cơ quan, trong khi những sai phạm xảy ra tại địa phương, cơ quan mình mà anh “vô can” là không ổn, bởi điều đó đồng nghĩa với việc anh chưa kiểm tra, kiểm soát được công việc ở địa phương mình, cơ quan mình.

Không thể “chạy đuổi” theo sai phạm mãi

Có thể nói, những việc làm quyết liệt mạnh mẽ vừa rồi của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã cho thấy, khi cơ quan kiểm tra của Đảng thực sự vào cuộc, thực sự có trình độ, có trách nhiệm thì dù vi phạm có phức tạp, tinh vi đến mấy nhất định cũng sẽ phát hiện được, chấm dứt tình trạng “chạy đuổi” theo các sai phạm.

Tuy nhiên, để có thể ngăn chặn được sai phạm, mấu chốt của vấn đề ở đây vẫn là giám sát quyền lực – biện pháp quan trọng để siết chặt kỷ luật của Đảng, như cách nói hình tượng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là phải “nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế, pháp luật”.

“Trong điều kiện Đảng cầm quyền, phải đề cao kỷ luật Đảng, không để tồn tại thực tế, ở nhiều địa phương cơ sở, kỷ luật Đảng còn lỏng lẻo, không hình dung, không biết được cán bộ, cấp dưới làm gì, làm như thế nào, tốt hay xấu, không kiểm soát được. Theo tôi đây là cách làm cụ thể và chúng ta hoàn toàn có thể làm được khi siết chặt quyền lực theo kỷ luật Đảng đã quy định”, ông Phúc nêu quan điểm.

Để siết chặt kỷ luật Đảng, ông Phúc cho rằng, cần nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chức Đảng, của cấp ủy Đảng, bắt đầu từ chi bộ, các thành viên trong chi bộ phải kiểm soát lẫn nhau, công khai các công việc trong tổ chức, cơ sở Đảng để cả tập thể giám sát. Trong quá trình đó, đích thân các đồng chí trong cấp ủy, chính quyền phải tự kiểm tra, chứ không chỉ giao khoán cho cơ quan kiểm tra, có vậy mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; ngăn chặn, phòng ngừa có hiệu quả sai phạm. Đặc biệt, không nên lấy việc xử lý hậu quả để coi là thành tích; cấp ủy, chính quyền, tổ chức Đảng phải thấy xấu hổ khi phải xử lý cán bộ sai phạm, có vậy Đảng mới mạnh lên được.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản