Tin mới

Có quá nhiều “bệ đỡ” rởm cho “con ông cháu cha” thăng tiến

Nếu ai cũng có bệ đỡ, cả xã hội có bệ đỡ thì quá tốt. Cần nhìn nhận “bệ đỡ” một cách công bằng, nhưng ta đã chứng kiến quá nhiều bệ đỡ rởm.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

“Thăng tiến thần tốc” hay “nâng đỡ không trong sáng” là những cụm từ được dùng để nói về “quan lộ” của một số cán bộ trẻ nhờ có “bệ đỡ” hay được “nâng đỡ” đã có sự “trưởng thành” đáng kinh ngạc. Sau những vụ lùm xùm về “quan lộ thần tốc” trong năm qua, người ta không khỏi băn khoăn, lo ngại về việc lựa chọn, bổ nhiệm người trẻ.
Ông Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Bến Tre

Phóng viên trao đổi với ông Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Bến Tre về nội dung này.

Nguy hiểm nhất là "tư hữu hóa quyền lực"

PV: Sau những vụ lùm xùm về “quan lộ thần tốc” trong năm qua, dư luận có quyền băn khoăn, lo ngại về việc lựa chọn, bổ nhiệm người trẻ, thưa ông?

Ông Lưu Bình Nhưỡng: Thực tế, việc lựa chọn người trẻ tài năng để đảm đương những trọng trách ở cả trung ương, địa phương và các cơ quan bộ ngành là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, đã được thể hiện rất rõ trong các Nghị quyết, Chỉ thị cũng như ở các văn bản của các cấp ngành. Đây cũng là tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắn gửi lại trong Di chúc. Quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ trẻ được xem là vấn đề mang tính chiến lược.

Tuy nhiên, cán bộ trẻ khi được bổ nhiệm, đề bạt không chỉ lấy sức trẻ, sự năng động, đổi mới của họ làm tiêu chuẩn mà còn phải đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn của Đảng: Phải có phẩm chất tốt, phải có đạo đức cách mạng, phải có lối sống, tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh; những cán bộ này phải có trình độ chuyên môn cao phù hợp với công việc và đảm nhiệm được các chức vụ, vị trí phù hợp.

Như vậy có thể hiểu rằng, không phải cứ cán bộ trẻ là được bổ nhiệm. Các cụ ta có câu “khôn không đến trẻ, khỏe không đến già”, khôn ở đây không có nghĩa người trẻ kém mà độ dày dạn kinh nghiệm, trải nghiệm không có. Con người ta cần phải có cả lý luận và thực tiễn, nên sau khi được đào luyện về lý luận, chuyên môn trong nhà trường, trong các lớp bồi dưỡng, cán bộ trẻ cần phải được đưa vào cuộc sống để lăn lộn với nó, thậm chí theo cách của người Nhật, thì phải đi dần từng bước, từ những công việc bình thường, gian khổ rồi mới bước lên những vị trí cao hơn, có vậy anh mới có thể thẩu hiểu và chia sẻ. Người trẻ mà không thấu hiểu, cũng như người có tài không có đức, vô cảm, lạnh lùng với cuộc đời, là cực kỳ nguy hiểm.

PV: Ông có nghĩ rằng những người trẻ đi lên bằng thực lực của họ thì vẫn đáng nể hơn những người thuộc diện “con cha cháu ông”, có “bệ đỡ, bệ phóng” đưa lên?

Ông Lưu Bình Nhưỡng: Tôi thấy có được bệ đỡ là rất tốt, nếu ai cũng có bệ đỡ, cả xã hội có bệ đỡ thì quá tốt. Cần nhìn nhận vấn đề này một cách công bằng.

 

Ông Lưu Bình Nhưỡng: "Cả xã hội cùng có bệ đỡ để đi lên thì quá tốt!"

Chúng ta cần phải thống nhất được khái niệm “bệ phóng, bệ đỡ”. Người đi lên từ lăn lộn trong nghèo khó, quyết tâm để phấn đấu và đạt được thành công đấy cũng chính là bệ phóng, nhưng cái bệ đó khác với cái bệ của một người được nhờ vào tên tuổi của cha mẹ, ông bà. Nhưng khi đặt 2 cái bệ này vào trong một hệ quy chiếu, sẽ thấy nếu anh có bệ đỡ là gia đình thì bệ đỡ của tôi chính là sự phấn đấu của bản thân. Nếu 2 trường hợp được điểm ngang nhau tôi sẽ chọn anh cá nhân phấn đấu vì họ đã bằng công sức và sự đào luyện của bản thân, đặt ra mục tiêu cho cuộc đời họ và thành công. Tuy nhiên, có những người, dù có cả gia đình lớn ở sau lưng nhưng họ vẫn tự tạo cho mình một bệ phóng. Hai người cùng có một bệ phóng là con ông cháu cha, nhưng người nào có sự đào luyện chắc chắn sẽ được lựa chọn, chưa nói về việc thi tuyển, chỉ riêng việc tự thân đào luyện đã nói lên ý chí của họ.

Nếu là cán bộ trẻ, xuất thân từ gia đình có giáo dục, con quan, thậm chí nhiều đời làm quan, mà lại phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc, không tham nhũng, đóng góp thật nhiều, đáp ứng đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn thì vẫn có thể lựa chọn, bởi họ được giáo dục từ bé sẽ theo sự nghiệp chính trị và họ cũng được giáo dục đi làm chính trị không phải để cướp tiền của của nhân dân, mà làm việc vì danh dự của gia đình, dòng tộc, danh dự, phẩm chất và lợi ích của đất nước.

Nếu chúng ta có được những cán bộ như thế tôi sẵn sàng bỏ thật nhiều phiếu. Sợ nhất là họ chỉ có cái vỏ, bệ đỡ rởm, ăn mày dĩ vãng, lợi dụng chức tước của ông cha để cài cắm con cháu, người thân thì đó không phải là bệ đỡ. Cái bệ đỡ đích thực tôi muốn nói tới nó phải là “bệ tên lửa”. Những vụ việc vừa qua, có thể nói rằng chúng ta đã chứng kiến quá nhiều “bệ đỡ” rởm.

PV: Vậy theo ông, những vụ “quan lộ thần tốc” vừa qua của một số cán bộ trẻ, nguyên nhân là từ đâu, có phải lỗi trong quy trình không?

Ông Lưu Bình Nhưỡng: Tôi là người bảo vệ quy trình đó và nhiều người đã ủng hộ quan điểm của tôi. Quy trình của chúng ta phải nói cực kỳ chặt chẽ, nó được viết cho những người đàng hoàng, chứ không phải để cho những người làm ăn bậy bạ; nhưng những người sử dụng quy trình ấy không đàng hoàng.

"Nguy hiểm nhất bây giờ là “tư hữu hóa quyền lực” mà Nhà nước và nhân dân giao cho, biến quyền lực thành tài sản riêng của mình"

Tôi đã từng nói, điều nguy hiểm nhất bây giờ là “tư hữu hóa quyền lực” mà Nhà nước và nhân dân giao cho, biến quyền lực thành tài sản riêng của mình. Quy trình rất chuẩn nhưng người không có đủ tiêu chuẩn vẫn được đưa vào thì tại sao lại nói quy trình sai. Rõ ràng người sử dụng quy trình ấy đã không vô tư. Và kết quả là chúng ta có cả một đội những người chuyên làm sai, họ nhìn nhau, nhìn lên trên, thấy con ông này vào được thì con họ cũng vào được. Muốn con mình vào được thì phải ủng hộ con những người khác, tôi gọi đó là “hội phù thủy với nhau”, người ta đã bỏ quy trình sang một bên, thậm chí chà đạp lên quy trình của Đảng, pháp luật. Tôi có thể khẳng định rằng quy trình để lựa chọn, bổ nhiệm một cán bộ của Việt Nam thuộc loại cực kỳ chặt chẽ, có thể coi những tiêu chuẩn trong quy trình ấy là tiêu chuẩn vàng, nhưng đáng tiếc khuôn vàng ấy không được áp dụng mà người ta tự “nặn” ra một khuôn riêng.

“Chủ nghĩa thầy tu, lập kế hoạch trong phòng kín”

PV: Phương pháp thi tuyển lãnh đạo đang được nhiều cơ quan áp dụng. Theo ông, những người có “bệ đỡ” rởm liệu có cách nào để “lách” được nữa không?

Ông Lưu Bình Nhưỡng: Phương pháp thi tuyển lãnh đạo tuy mang tính chất cổ điển nhưng nó cũng là phương pháp rất hiện đại để có thể lựa chọn một người vào vị trí lãnh đạo. Chúng ta đã phải thi từ khi học lớp 1, rồi thể thao cũng phải thi, sắc đẹp cũng thi… để tìm ra người đủ tiêu chuẩn. Thời xưa, các vị tướng phải thi đấu với nhau thông qua những hội thi võ, hội thi văn để lựa chọn người có tài, vậy tại sao chúng ta lại không chọn phương pháp thi tuyển.

 

"Phải chọn được vấn đề và cách thức thi làm sao để các loại "phao" không thể cứu sinh họ"

Khi thi như thế, anh sẽ thể hiện được bản lĩnh của mình trước công chúng, có thuyết phục được công chúng hay không. Khi thi, anh sẽ phải đi tìm cho mình một giải pháp tốt để thể hiện mình hơn hẳn người khác qua những phương châm, kế hoạch hành động... Làm được như thế, anh mới tự thôi thúc bản thân đi tìm cái tôi của mình, chiến thắng được bản thân trước khi chiến thắng những vấn đề của xã hội.

Thực tế nhiều cơ quan đã áp dụng thi tuyển và đã có kết quả. Bộ Tư pháp tổ chức thi tuyển Phó Giám đốc Học viện Tư pháp, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; hay Bộ Giao thông-Vận tải tuyển Cục trưởng Tổng cục Đường bộ. Theo tôi cần phải nhân rộng mô hình thi tuyển này, thậm chí phải yêu cầu bắt buộc thi tuyển đối với những vị trí nào đó.

Nhưng cũng phải thừa nhận rằng không có cuộc thi nào là không có kẽ hở, bất kể ở cấp nào. Nhưng vấn đề quan trọng đầu tiên là phải chọn ra được vấn đề và cách thức thi làm sao để các loại "phao" không thể cứu sinh họ.

"Không cuộc thi nào là không có kẽ hở. Nhưng vẫn có cách để các loại phao cứu sinh trở nên vô hiệu"

Quan trọng là phải để họ thể hiện trước công chúng chứ không ngồi lúi húi với nhau. Vấn đề lựa chọn phải mang tính chiến lược, đúng với tầm cỡ của vị trí lãnh đạo đó, thậm chí có thể đưa ra các giải pháp mang tính tham mưu cho cả cấp trên, phải đặt mình vào vị trí của cấp trên để tham mưu ở tầm chiến lược.

Vấn đề nữa là phải chọn người chấm, hội đồng tuyển dụng phải là những người khách quan, công tâm và phải có cơ chế giám sát hội đồng đó bằng chính công luận. Được như vậy sẽ thu hẹp được kẽ hở, không hy vọng sẽ lấp đầy, nhưng tránh được chủ nghĩa phòng kín, chủ nghĩa thầy tu, lập các kế hoạch trong phòng. Chúng ta đừng sợ vì những sơ hở mà không áp dụng, hãy tìm ra những sơ hở đó để có biện pháp.

PV: Xin cảm ơn ông./

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản