Tin mới

Đảm bảo chế độ, chính sách cho người có uy tín

(Mặt trận) - Ngày 6/9, đoàn kiểm tra công tác Dân tộc của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Tuyên Quang nhằm nắm bắt kết quả 3 năm thực hiện Kết luận số 01/KL-ĐCT ngày 20/8/2015 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam trong công tác dân tộc.

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tham dự buổi làm việc có ông Nguyễn Hồng Thắng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; bà Triệu Thị Lún, Trưởng Ban Dân vận - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành và các tổ chức thành viên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Phát huy vai trò của người có uy tín

Ông Âu Thế Thái, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tuyên Quang cho biết, Tuyên Quang là tỉnh có đồng bào 22 dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm 52% dân số trên toàn tỉnh. Ngay sau khi có Kết luận 01/KL-ĐCT, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tuyên Quang đã chủ động triển khai thực hiện. Theo đó, công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đã được quan tâm, thực hiện. Ủy ban MTTQ tỉnh đã ký phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh trong việc dịch các nội dung triển khai ra 4 thứ tiếng dân tộc Mông, Dao, Tày, Cao Lan để phát bản tin hàng ngày tới đồng bào dân tộc trên địa bàn.

Cùng với đó, việc phối hợp triển khai thực hiện các cuộc vận động, các phong trào đã được triển khai phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các chương trình giám sát, phản biện xã hội được triển khai kịp thời với 8 cuộc giám sát từ năm 2016 đến nay ở các nội dung: thực hiện hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện chính sách hỗ trợ di dân định canh, định cư cho đồng bào…

Đáng chú ý, hiện tỉnh có 1.220 người có uy tín, chính vì vậy cơ chế, chính sách đối với người có uy tín luôn được tỉnh quan tâm, chú trọng thông qua việc cung cấp thông tin đầy đủ, hàng năm tổ chức Hội nghị tại 7 huyện, thành thị nhằm phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới người có uy tín và luôn tổ chức các đoàn đại biểu người có uy tín đi học tập kinh nghiệm tại các tỉnh lân cận nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ Mặt trận vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đội ngũ cán bộ MTTQ và các thành viên của MTTQ các cấp tăng cường đối thoại, tiếp xúc với đồng bào thông qua các hội nghị của thôn, các cuộc tiếp xúc cử tri, thông qua ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc và Hội nghị biểu dương người tốt việc tốt, người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số…

Tại buổi làm việc, các đại biểu cũng thẳng thắn nêu những tồn tại trong triển khai thực hiện Kết luận 01/KL-ĐCT. Theo đó, việc tuyên truyền theo tiếng dân tộc hiện nay vẫn còn bất cập vì vẫn còn hiện tượng dịch nguyên văn từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc, dẫn đến hiện tượng bà con khó tiếp thu hết các nội dung truyền đạt. Phương thức tuyên truyền miệng của người có uy tín còn hạn chế, người có uy tín chỉ thông qua các cuộc họp thôn, họp chi bộ để tuyên truyền các chủ trương đến với đồng bào trên địa bàn. Việc hỗ trợ vốn sản xuất cho đồng bào chưa thực sự hiệu quả khi vốn hỗ trợ nhỏ giọt, không tạo được nguồn lực lớn cho bà con phát triển sản xuất. Vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu, vệ sinh an toàn thực phẩm… đã có những tác động lớn đến đời sống của đồng bào dân tộc.

Từ thực tế triển khai ở cấp huyện, ông Triệu Đức Long, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Chiêm Hóa cho biết, Mặt trận huyện đã đổi mới công tác tuyên truyền thông qua việc chọn lọc nội dung đề cập trong văn bản, những chính sách nào liên quan đến người dân trên địa bàn sẽ tập trung tuyên truyền, tránh hiện tượng tràn lan, dàn trải. Đồng thời để xây dựng và phát huy hiệu quả vai trò của lực lượng nòng cốt và người có uy tín, Ban Thường trực MTTQ huyện đã hướng dẫn Mặt trận các cấp rà soát, lựa chọn người có uy tín theo kênh của Mặt trận để nắm tình hình khu dân cư. Kết quả, người có uy tín theo hệ thống MTTQ của huyện là 368 người và lựa chọn ra 26 người nắm thông tin chung của toàn huyện.

Đề cập đến vai trò người có uy tín, ông Nguyễn Hồng Thắng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ đề nghị, phải tiếp tục đảm bảo chính sách cụ thể đối với người có uy tín, tạo mối liên hệ giữa người có uy tín với cấp ủy, chính quyền địa phương để nắm bắt kịp thời tình hình nhân dân trên địa bàn.

Đẩy mạnh tuyên truyền miệng

Ghi nhận nỗ lực của toàn tỉnh Tuyên Quang trong thực hiện Kết luận 01/KL-ĐCT thời gian qua, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hầu A Lềnh khẳng định, việc tập trung phát triển kinh tế trên toàn tỉnh nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng được tỉnh quan tâm và chú trọng, công tác vận động quần chúng được triển khai thực hiện hiệu quả, vai trò của MTTQ và các tổ chức thành viên được phát huy khi mọi chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đã đến với nhân dân gần hơn, sát thực hơn.

Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hầu A Lềnh cho biết, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiến hành đánh giá việc triển khai các chuyên đề của nhiệm kỳ 2014-2019, trong đó công tác Dân tộc là một trong những nội dung quan trọng, để từ đây đưa ra những giải pháp, phương hướng cụ thể cho nhiệm kỳ tới.

Từ những ý kiến thảo luận của đại biểu tham dự, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hầu A Lềnh đề nghị tỉnh cần phát huy những kết quả đã làm được, đồng thời tiếp tục tìm tòi, sáng tạo những giải pháp tích cực hơn, hiệu quả hơn những nội dung trong Kết luận 01/KL-ĐCT sao cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Đối với công tác tuyên truyền, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hầu A Lềnh cho rằng, ngoài việc tuyên truyền theo phương thức hiện nay thì MTTQ và các đoàn thể cần đẩy mạnh tuyên truyền miệng thông qua Ban Công tác Mặt trận, đoàn viên, hội viên và lực lượng người có uy tín trên địa bàn.

“Tỉnh Tuyên Quang cần đảm bảo chế độ, chính sách cho người có uy tín, các hình thức tôn vinh, khen thưởng, động viên người có uy tín phải được duy trì thường xuyên và có hình thức khen thưởng kịp thời đối với những đóng góp tích cực của người có uy tín trên địa bàn. Người có uy tín chính là những người có khả năng tiếp nhận chủ trương và truyền tải đến cộng đồng dân cư, là cầu nối của nhân dân tới cấp ủy, chính quyền và cơ quan nhà nước”, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hầu A Lềnh nhấn mạnh.

Cùng với đó, Mặt trận các cấp cần tham gia cùng với cấp ủy, chính quyền và cộng đồng dân cư để lựa chọn ra những người có uy tín thực sự, có những phương thức triển khai linh hoạt, phù hợp và mang lại hiệu quả tốt trong công tác tuyên truyền.

Hướng tới Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hầu A Lềnh đề nghị MTTQ các cấp bám sát Chỉ thị 17 của Ban Bí thư để tiến hành rà soát, đánh giá, sắp xếp lại bộ máy sao cho tinh gọn, hiệu quả, lựa chọn những cán bộ tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, năng nổ, dám hy sinh, dám bảo vệ cho quyền và lợi ích của nhân dân và đáp ứng yêu cầu của công tác Mặt trận trong tình hình mới.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản