Tin mới

Tiếp tục kiểm tra, giám sát các địa bàn dễ phát sinh vi phạm

Ông Hà Quốc Trị - Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khẳng định sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành

Tại Hội nghị báo cáo viên các tỉnh, thành ủy trực thuộc Trung ương khu vực phía Bắc do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức sáng 6/9, ông Hà Quốc Trị - Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã báo cáo những kết quả quan trọng trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng thời gian gần đây và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

Bên lề hội nghị, trả lời phỏng vấn phóng viên VOV, ông Hà Quốc Trị nhấn mạnh, thời gian tới, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiếp tục kiểm tra các đơn vị, địa phương, các tổ chức đảng và đảng viên ở những địa bàn dễ phát sinh vi phạm, đặc biệt là các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước.

Ông Hà Quốc Trị

PV: Thưa ông, Ủy ban Kiểm tra Trung ương được giao 6 nhiệm vụ, trong đó như ông nhận xét, nhiệm vụ khó nhất là kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm. Vậy, dấu hiệu vi phạm được dựa trên căn cứ nào?

Ông Hà Quốc Trị: Trước hết, căn cứ vào công tác giám sát thường xuyên của cán bộ theo dõi địa bàn. Căn cứ thứ hai là qua thông tin của báo chí và căn cứ thứ ba là đơn thư tố cáo của quần chúng nhân dân. Tất nhiên, thông tin báo chí phải có kiểm chứng.

PV: Như ông nói, từ đầu nhiệm kỳ khóa XII, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề ra những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể trong công tác kiểm tra, giám sát. Trong nhiệm kỳ này, sẽ tiến hành kiểm tra 40-54 cán bộ đảng viên và từ 25-35 tổ chức Đảng có dấu hiệu vi phạm. Trên thực tế, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thực hiện được mục tiêu đề ra không?

Ông Hà Quốc Trị: Đại hội XII của Đảng có nêu ra nhận xét, đánh giá những mặt được và chưa được của công tác kiểm tra, giám sát, trong đó nhấn mạnh những hạn chế, bất cập, tình trạng tham nhũng, tiêu cực, suy thoái trong cán bộ đảng viên. Căn cứ vào nhận định của Đại hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xây dựng chương trình toàn khóa và chương trình công tác hàng năm, nhấn mạnh công tác trọng tâm là kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên cấp dưới có dấu hiệu vi phạm.

Từ năm 2016 đến nay, các mục tiêu mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề ra cơ bản hoàn thành, trong đó có việc kiểm tra các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại, kiểm tra tài chính đảng, giám sát… Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận và xử lý nhiều hành vi vi phạm, trong đó tập trung ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước như Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất…  

PV: Thưa ông, so với nhiệm kỳ trước, dư luận cho rằng, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng nhiệm kỳ này có những khởi sắc?  

Ông Hà Quốc Trị: Tôi nhận thấy Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong nhiệm kỳ khóa XII có những đổi mới trong công tác kiểm tra, trước hết là đổi mới trong việc nắm tình hình và lựa chọn đối tượng và nội dung kiểm tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, nhất là những địa bàn, lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh vi phạm. Qua đó kết luận, xử lý. Sau khi có kết luận, chúng tôi thông tin rộng rãi để tạo sự đồng thuận và ủng hộ của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

PV: Vậy, những lĩnh vực nào được coi là nhạy cảm cần tập trung kiểm tra, thưa ông?

Ông Hà Quốc Trị: Đó là các tập đoàn kinh tế, lĩnh vực tài chính ngân hàng và đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là quản lý các dự án. Trước hết, chúng tôi làm rõ đúng, sai để xử lý các cán bộ, đảng viên sai phạm. Sau đó, kiến nghị với các cơ quan chức năng sửa đổi các quy định, các văn bản hướng dẫn, các luật không còn phù hợp với thực tế. Ví dụ như Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức, Luật Đầu tư công, Luật Phòng chống tham nhũng, đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực ở đơn vị, địa phương mình.  

PV: Ông có nói rằng, có địa phương báo cáo từ đầu nhiệm kỳ đến nay, chưa phát hiện được cá nhân và tổ chức Đảng cấp dưới vi phạm. Vậy cụ thể vấn đề này như thế nào?

Ông Hà Quốc Trị: Qua tổng kết năm 2016 và sơ kết 6 tháng đầu năm 2017, một số Ủy ban Kiểm tra các địa phương không tiến hành kiểm tra các tổ chức và đảng viên cấp dưới có dấu hiệu vi phạm. Không kiểm tra không có nghĩa là không có vi phạm mà ở đây có sự thiếu chủ động, còn e dè, nể nang, né tránh, ngại va chạm, không dám tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

Vì vậy, tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2017, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chỉ đạo, quán triệt các địa phương phải tích cực, chủ động nắm tình hình và tiến hành kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên thuộc diện cấp ủy quản lý.

PV: Với những địa phương như vậy, ông thấy kết quả đó có đáng tin cậy không?

Ông Hà Quốc Trị: Một tổ chức đảng trong một thời kỳ nhất định có thể không có vi phạm nhưng nhiều tổ chức đảng và nhiều cán bộ, đảng viên như vậy mà không có dấu hiệu vi phạm thì tôi thấy có gì đó không ổn. Văn kiện Đại hội XII và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã nhận định, tình hình vi phạm của cán bộ, đảng viên trong thời gian qua không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng, một số mặt còn có diễn biến phức tạp và nghiêm trọng hơn. Như vậy, kết quả kiểm tra của một số tỉnh, thành như vậy là không phù hợp.

PV: Thưa ông, nhiệm vụ và những mục tiêu cụ thể của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong thời gian tới?

Ông Hà Quốc Trị: Thời gian tới, quan điểm của Ủy ban Kiểm tra Trung ương là tiếp tục kiểm tra các đơn vị, địa phương, các tổ chức đảng và đảng viên dễ phát sinh vi phạm. Tuy nhiên, việc kiểm tra ở đơn vị nào cũng phải trải qua quá trình khảo sát, nắm tình hình, qua dư luận và qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tóm lại là phải đủ căn cứ chúng tôi mới tiến hành kiểm tra, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Đây là những nơi quản lý vốn và tài sản nhà nước, qua thực tiễn kiểm tra, chúng tôi cũng đã phát hiện nhiều bất cập trong quản lý doanh nghiệp; đặc biệt, kiểm tra đến đâu, phát hiện sai phạm đến đó.  

PV: Thưa ông, việc công khai kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thời gian qua được dư luận rất đồng tình, ủng hộ. Vậy, việc công khai như vậy nhằm mục đích gì?

Ông Hà Quốc Trị: Việc công khai kết luận kiểm tra trên các phương tiện thông tin đại chúng là cần thiết, thể hiện quyết tâm, quan điểm của Đảng là: Không giấu giếm khuyết điểm, sai phạm, mặt khác để nhân dân giám sát kết luận kiểm tra có khách quan, toàn diện hay không. Mục đích của công tác kiểm tra không phải là để kỷ luật mà là để răn đe, giáo dục cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng vi phạm. Nhưng khi đã kiểm tra, phát hiện vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì phải kỷ luật, không có ngoại lệ, không có vùng cấm. Việc  xem xét, kỷ luật trong thời gian qua đã thể hiện quyết tâm chính trị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng các tổ chức đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, góp phần nâng cao chất lượng đảng viên. 

PV: Xin cảm ơn ông.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản