Tin mới

Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư?

(Mặt trận) - Bạn đọc Nguyễn Việt Phương, Email: phuongnv1602@gmail.com

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 55 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người

Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Buổi lễ ra quân hưởng ứng ngày Môi trường thế giới tại một khu dân cư. (Ảnh minh họa)

Mặt trận trả lời:

Sau Đại hội lần thứ I Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (tháng 2 năm 1977), tháng 4/1977 Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Thông tư hướng dẫn thành lập Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp phường, xã) ở các xã, phường, thị trấn trên phạm vi cả nước. Tháng 12/1997, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục chỉ đạo thí điểm thành lập tổ công tác Mặt trận dưới Ủy ban Mặt trận cấp cơ sở, tức ở các khu dân cư (thí điểm tại tỉnh Hà Nam Ninh).

Tổ công tác Mặt trận lúc ban đầu, ở những địa phương khác nhau có tên gọi khác nhau: Tổ Mặt trận, Tổ Đoàn kết, Ban Cán sự Mặt trận, Ban Chỉ đạo Mặt trận, Ban Công tác Mặt trận... Về tổ chức, một thôn, xóm, bản, làng, khóm, ấp, khu phố... thường gọi chung là khu dân cư và tương ứng có một Tổ Công tác Mặt trận. Song tùy điều kiện và cách bố trí, có nơi một khu dân cư lại có từ 2-3 Tổ Công tác Mặt trận.

Cùng với quá trình đổi mới về tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hình thức Tổ Công tác Mặt trận ở khu dân cư cũng có những biến đổi và ngày càng “hội” được các yếu tố chung như tính thiết thực, hiệu quả, gần dân, sát dân, khả năng bao quát,... Từ các tên gọi khác nhau như nói trên, tên gọi “Ban Công tác Mặt trận” cũng dần được định hình và có sự thống nhất chung. Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Đại hội V và Đại hội VI Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua đã thống nhất tên gọi và chính thức có một điều khoản riêng khẳng định vị trí, nhiệm vụ của Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư, “Ban Công tác Mặt trận được thành lập ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu phố (gọi chung là khu dân cư)” [Điều 27, Chương VI Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam].

Cơ cấu của Ban Công tác Mặt trận bao gồm: Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn cư trú tại thôn làng, tổ dân phố... đại diện chi ủy; những người đứng đầu các phân, chi hội đoàn thể thanh niên, phụ nữ...; một số người tiêu biểu trong các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư. Ủy ban Mặt trận cấp xã ra quyết định thành lập Ban Công tác Mặt trận, trong đó có chức danh Trưởng ban, Phó ban.

Ban Công tác Mặt trận có chức năng phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên; phối hợp với Trưởng thôn, làng, ấp, bản, khu phố... để thực hiện 4 nhiệm vụ:

- Trực tiếp vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân; Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

- Thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân ở khu dân cư với cấp ủy đảng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn.

- Động viên nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức Nhà nước.

- Phối hợp thực hiện Quy chế dân chủ và hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư.

Tạp chí Mặt trận

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản