Tin mới

Giấy nợ viết tay có đòi được tiền?

Năm 2012 em có cho bạn thân vay 300 triệu, sau đó bạn em bị vỡ nợ và trốn nợ đi đâu không biết, hiện em chỉ còn giấy tờ nợ viết tay. Vậy xin hỏi nếu em trình báo với cơ quan pháp luật thì giấy tờ viết tay đó có đòi được tiền không, và bạn em có phải chịu trách nhiệm gì không? Em xin được Kiemsat.vn tư vấn.

Hướng dẫn tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Đề cương tuyên truyền 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 55 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người

Trả lời như sau:

Hợp đồng vay tài sản hiện được quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”. Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng vay tài sản, thỏa thuận vay tài sản có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản, … và đều có giá trị pháp lý. Do đó, giấy tờ nợ viết tay giữa bạn và bạn của bạn có giá trị pháp lý.

 Ảnh minh họa: Internet

Về nghĩa vụ trả nợ, đối với hợp đồng vay tiền, bên vay tiền có nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn: “Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn” (khoản 1 Điều 466). Tùy từng trường hợp hợp đồng vay tiền có kì hạn hay không có kì hạn, có hay không có lãi mà nghĩa vụ trả nợ của bên vay được thực hiện theo quy định cụ thể như sau:

– Hợp đồng vay không kì hạn, không lãi suất thì “bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thoả thuận khác” (khoản 1 Điều 469).

– Hợp đồng vay không kì hạn và có lãi suất thì “bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.” (khoản 2 Điều 469).

– Hợp đồng vay có kì hạn và không có lãi suất thì “bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.” (khoản 1 Điều 470).

– Hợp đồng vay có kì hạn và có lãi suất thì “bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.” (khoản 2 Điều 470).

Trong trường hợp người vay tiền trốn nợ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể khởi kiện đòi tiền vay tại Tòa án nơi bạn cư trú, để buộc người vay tiền phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho bạn.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản