Tin mới

Nhận thức về tín ngưỡng và tôn giáo còn cần điều gì?

(Mặt trận) - Nửa cuối thế kỷ XIX và trong suốt thế kỷ XX, lý thuyết nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng được đánh dấu bằng hai lối tiếp cận là: hiện tượng học tôn giáo và khoa học xã hội - triết học. Thế kỷ XXI được bắt đầu bằng những lối diễn giải mới, có sự kết hợp với khoa học tự nhiên (tiến hóa sinh học, tâm lý học nhận thức). Để có thể cắt nghĩa những biến chuyển hết sức phức tạp và mới mẻ của tôn giáo và tín ngưỡng trong “Thế kỷ của tâm linh này”, bài viết mong muốn thử đưa ra một cách lý giải về những biến đổi ấy của đời sống tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay và những hệ luận xã hội văn hóa của nó.

Hội nghị lần thứ 31 Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam

Chung tay mang Tết đầm ấm cho nạn nhân chất độc da cam

Tiếp nối truyền thống hào hùng, vẻ vang trong nhiệm kỳ mới

 Đoàn khảo sát của UBTƯ MTTQ Việt Nam tại buổi làm việc với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam để khảo sát, đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Kết luận số 02/KL-ĐCT, ngày 29/12/2015 của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam trong công tác tôn giáo, tháng 12/2018.

.Các tôn giáo lớn:

+ Đặt trọng tâm vào một huyền ảo/huyền thoại cốt lõi và sử dụng chiến lược phụ thuộc để ủng hộ nó.

+ Đề cao toàn vẹn cá nhân và gắn kết xã hội, từ “tôn giáo là nghi lễ” đến “Tôn giáo là thông tin và tiêu thụ nghệ thuật”.

+ Một chức năng tôn giáo hiện nay “nhấn mạnh vai trò các xúc cảm” và kết nối hệ thống hiện tượng tôn giáo với cách ứng xử của con người (định nghĩa mới về tôn giáo của C. Greetg).

Định nghĩa tôn giáo/tín ngưỡng nổi tiếng gần đây của Cf Greertg (1966): “Tôn giáo là một hệ thống biểu tượng nhằm thiết lập các trạng thái, động cơ tâm lý nhận thức mạnh mẽ lâu dài trong con người qua việc tạo nên những khái niệm về một trật tự chung của sự tồn tại”.

Như vậy, kết luận về “chức năng tôn giáo” kiểu Mác cuối thế kỷ XIX đã đổi khác: Chức năng của trái tim là bơm máu. Nhưng không phải mọi trái tim đều tốt, mà Rue nhấn mạnh, như “chức năng cuối cùng” của tôn giáo và tín ngưỡng để thúc đẩy sự tốt đẹp của cá nhân và xã hội. Nói cho cùng, cũng đã rất khác với cách nhìn của Mác ở chỗ, một nền văn hóa hay một xã hội mà chức năng tôn giáo/tín ngưỡng của nó bị hư hỏng thì có thể có khó khăn tồn tại. Một bên nhìn sự thật khách quan ấy có tính định mệnh, cách nhìn “hệ thống hiến tế theo kiểu phụ thuộc vào tâm lý và thuyết định mệnh” (sinh học), còn một bên thì không.

Nhận thức về tín ngưỡng

Chúng ta biết rằng, chức năng nhận thức và xã hội của cá nhân và cộng đồng tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều điểm rất khác biệt. Với tôn giáo thì những chức năng này phụ thuộc vào 3 câu hỏi: Dạy gì? Ai dạy? và Dạy ai? Nhưng, với “tín ngưỡng”- một hình thái có tính chủ quan bên trong có khi còn cao hơn “tôn giáo” lại là 3 câu hỏi khác: Tin gì? Ai tin? và Tin ai?

Dù câu hỏi khác nhau, nhưng những câu hỏi này của tôn giáo và tín ngưỡng cũng có quan hệ mật thiết với nhau, thậm chí còn có tác nhân tương hỗ định hình lẫn cho nhau.

Ba câu hỏi với tôn giáo rất gắn bó như những hệ luận liên quan đến sự tồn tại của chính tôn giáo (nếu không có ai dạy ai, nội dung giáo lý của tôn giáo ấy cũng không lưu truyền được). Hơn thế nữa, các câu hỏi ấy còn thuộc phạm vi của xã hội học. Nói đúng hơn là xã hội học tôn giáo (Giáo hội, giáo phái, giáo chủ, giáo sĩ, tín đồ,…) và những điều kiện xã hội bên ngoài đưa đến sự khích lệ hoặc hạn chế sự truyền giáo.

Những câu hỏi liên quan đến “tín ngưỡng” nội dung câu hỏi cũng như phương cách trả lời lại tùy thuộc vào môn tâm lý học. Cần tìm ra các lý do bên ngoài và bên trong để làm cho người muốn tin theo và đóng vai trò chủ động trong tín ngưỡng. Cũng đòi hỏi ở đây phạm vi ý thức minh bạch, nhưng quan trọng hơn nhiều khi thuộc phạm vi vô thức (phân tâm học), mà chính người trong cuộc, tức những “môn đồ” của tín ngưỡng ấy cũng không biết hết được.

Những phân tích trên đây về chức năng và quy luật vận hành của tín ngưỡng là một trong những cơ sở lý thuyết để tiếp cận được đời sống tín ngưỡng hiện đại. Đời sống tín ngưỡng ngày nay cũng giống như tôn giáo, còn phụ thuộc vào mối quan hệ cố hữu, cổ điển, nhưng luôn luôn phức tạp, đó là mói quan hệ giữa tin và hiểu (chữ tin và hiểu ở đây có những điểm giống và rất khác với giác ngộ, mộ đạo, mặc khải,…).

Về tôn giáo

Tôn giáo, nhất là thần học Kito giáo, thì vẫn tồn tại nguyên tắc nhập môn thần học: tin để mà hiểu. Trong khí đó, thực tế cuộc sống lại đòi hỏi một thái độ khác, đó là muốn tin thì phải hiểu biết. Đây là câu chuyện vô cùng phức tạp trong những biến chuyển của thần học Kito giáo ở thế kỷ XX, mà có thể đến nay cũng chưa có giải quyết được.

Có những tôn giáo thì chủ trương hiểu - biết theo lý trí chứ không tin, nhất là những giáo điều của các tôn giáo khác. Nhưng cuối cùng, người ta vẫn thường đòi hỏi phải tuyệt đối tin vào những điều mà các giáo chủ, sư phụ, các đấng bậc cao minh truyền dạy.

Về tín ngưỡng

Điều này theo chúng tôi lại có những phức tạp khác, mà chúng ta cũng không dễ gì cắt nghĩa, kể cả đối với các hiện tượng tôn giáo mới.

Trên đây đã dẫn trường hợp nghiên cứu mới của Royal Rue (tôn giáo không phải chỉ về Chúa, 2005). Một nghiên cứu được coi là rất thành công gần đây của lối tiếp cận kết hợp giữa khoa học xã hội và triết học với khoa học tự nhiên. Ở đây là những vận dụng nghiên cứu mới về chức năng của não bộ (vận hành trí tuệ; tiến hóa về gien và tiến hóa văn hóa…). Những nghiên cứu như thế đã giúp chúng ta có thể có những tiếp cận mới về tôn giáo/tín ngưỡng và xúc cảm; cấu trúc mới của tôn giáo, tín ngưỡng, thậm chí cả việc xem xét những chức năng hay ảnh hưởng mới của tôn giáo, tín ngưỡng.

Trong cái nhìn đó, có thể rút ra một số hệ luận từ những logic lý thuyết trên đây của ông để bàn về chức năng của tín ngưỡng ngày hôm nay, trong sự tiến triển của văn hóa và hệ thống biểu tượng.

Mấy nhận biết về sự biến chuyển bên trong của đời sống tôn giáo/tín ngưỡng hiện nay

Phải chăng tín ngưỡng là “tôn giáo dưới chuẩn”?

Nhiều người nghĩ thế. Lý lẽ bởi nó thiếu “giáo hội” theo chuẩn 4 yếu tố tôn giáo của Dur khem.

Nhưng điều quan trọng, ít nhất là từ năm 1999, Berger đã phát hiện sự “sống sót” của tôn giáo trước tính hiện đại và sau đó giới xã hội học tôn giáo đã làm rõ được 3 xu hướng của tính tôn giáo/niềm tin hiện nay:

+ Xu hướng cá thể hóa và chủ quan hóa niềm tin với 3 cấp độ của niềm tin tôn giáo và tín ngưỡng.

+ Vị trí hàng đầu của xúc cảm (điều này rất quan trọng vì nó không chỉ liên quan đến niềm tin tôn giáo, nhất là Kito giáo, mà còn liên quan trực tiếp đến tín ngưỡng với phong trào “thức tỉnh tâm linh”).

+ Xu hướng tín ngưỡng hướng tới trần gian ở cấp độ trực tiếp và cao hơn, trong đó nổi bật là niềm tin chữa bệnh; thế tục hóa sự giải thoát (hợp lý hóa tâm linh D. Leger, 2001).

Tất cả những điều này cho thấy, tín ngưỡng trong thế giới hiện đại cũng đang chuyển động rất mạnh theo nhiều chiều kích, khiến cho con người thụ hưởng đời sống tín ngưỡng/tôn giáo khác biệt lớn so với truyền thống. Ngay trong đời sống tín ngưỡng cũng đã có những dạng thức mà người ta gọi là “cá nhân lưỡng lự”.

Trong khi đó, phạm trù gần gũi với nó là tôn giáo, như đã phân tích ở trên có những chuyển động gì?

+ Sự bùng nổ và kéo dài của xu hướng tôn giáo giải thể chế.

+ Bản thân định nghĩa tôn giáo cũng đang thay đổi theo chiều hướng “tôn giáo mở rộng”. Nếu như trước đây, một thời gian dài, xã hội thế tục chỉ sử dụng định nghĩa tôn giáo kiểu cấu trúc/chức năng của Dur khem nói trên, thì ngày nay người ta đã và đang mở rộng định nghĩa này theo hướng trải nghiệm cá nhân tính biểu trưng hoặc cả những hiện thực phi xã hội. Thí dụ: Tôn giáo di động; Tôn giáo để ghi nhớ; Tôn giáo để tin tưởng; Tôn giáo như một hệ thống văn hóa;…

+ Nhiều nhà xã hội học tôn giáo ngày nay đã phân ra thành 6 loại hình tôn giáo: Tôn giáo thông thường; Tôn giáo dân gian; Tôn giáo tiềm ẩn; Tôn giáo ngầm ẩn; Giả tôn giáo; và Như là tôn giáo.

Tất cả những điều này dẫn trước khi nói đến sự xóa bỏ ranh giới này đến một xu thế rất mới mẻ, đó là ranh giới giữa tín ngưỡng và tôn giáo có vẻ đang dần bị thu hẹp.

Mấy nhận định về xu thế “tín ngưỡng” hiện nay

Một số nhận định của chúng tôi về những biến đổi của 3 hiện tượng tín ngưỡng tiêu biểu ở Việt Nam

1. Thờ cúng tổ tiên: 3 cấp độ của tín ngưỡng này đều có sự biến đổi theo những chiều kích khác nhau, dù rằng cái lõi triết lý về niềm tin thì không thay đổi.

Để khắc phục khiếm khuyết về “Giáo hội”, cả 3 hình thức tín ngưỡng này ở Việt Nam dường như đi ngược lại với xu thế giải thể chế của tôn giáo (lớn) nói trên, nghĩa là hiện đang tích cực để thiết chế hóa về tổ chức. Có lẽ, điều này trước hết là, họ muốn đủ tiêu chuẩn để nhà nước công nhận là một tôn giáo. Mặt khác, khi hoạt động tín ngưỡng của chúng vốn chỉ đóng khung trong đời sống cá nhân, gia đình, làng xóm trước đây, thì nay sự hiện diện về phương diện pháp lý xã hội, thậm chí ở cấp quốc gia, khiến nó phải thay đổi thể chế (không chỉ ở phương diện “quản lý” mà xưa kia vốn thuộc cộng đồng hoặc chỉ trong phạm vi làng xã).

2. Vì lý do chưa có điều kiện để phân tích đầy đủ hơn mối quan hệ giữa tôn giáo - tín ngưỡng - tâm linh (vấn đề nghiên cứu hiện đang rất mới mẻ, đòi hỏi cách đặt vấn đề nghiên cứu sâu rộng), nhưng cũng có thể đưa ra một nhận định khác về vai trò của tín ngưỡng trong mối quan hệ này. Sự chuyển biến về tính tôn giáo cũng như “tín ngưỡng” đối với cá nhân và cộng đồng đã và đang có sự thay đổi rất cơ bản theo hướng cá nhân hóa và chủ quan hóa, điều hiếm thấy trong đời sống tín ngưỡng trước đây. Điều này nếu có chắc chắn còn biến diễn và phải theo dõi. Với tôn giáo thì xu hướng này đã và đang ảnh hưởng rất lớn, mà người ra có thể nhận biết được như đã khẳng định ở phần trên.

3. Về ý nghĩa xã hội và luật pháp là điều dễ nhận thấy hơn theo cả 2 chiều kích: tích cực và tiêu cực. Có thể đưa ra một nhận định rằng, xu hướng tín ngưỡng hướng tới trần gian đã vượt lên trên sự thỏa mãn nhu cầu tinh thần với cá nhân và cộng đồng trước đây, ở chỗ, ngày nay nhu cầu về tín ngưỡng bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác biệt và mới mẻ, như: Nó xuất hiện những chức năng mới (giải thoát là ở trần gian, niềm tin chữa lành bệnh tật, thế tục hóa sự giải thoát,…).

4. Sự biến chuyển của tín ngưỡng ngày nay ở nước ta đang là một thách thức lớn đối với luật pháp tín ngưỡng, tôn giáo (có lẽ cùng với hiện tượng Tôn giáo mới).

Đỗ Quang Hưng

GS, TS, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo, UBTƯ MTTQ Việt Nam

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản